/tmp/pgpfe.jpg
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt (SGK 11/2 trang 54)
a. Lương Thế Vinh (1942 -?) tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên. Quê ông ở tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 21 tuổi, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, vì có tài ngoại giao nên ông được giao nhiệm vụ đón tiếp sứ thần. Ông biên soạn Đại Thành Toán pháp. Ông cũng có nhiều đóng góp về văn chương nghệ thuật, giữ chức Soái phu trong hội Tao đàn, soạn Hí phường phả lục. Lương Thế Vinh là người có học thức, không thích văn chương phù phiếm. Ông được đánh giá là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.
b.
– Tính cụ thể, chính xác và chân thực thể hiện trong những thông tin mang tính chất cụ thể và chân thực về thân thế, quê hương, gia đình Lương Thế Vinh
– Tác giả chọn lọc những yếu tố tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của Lương Thế Vinh và nét đăch trưng của ông so với các sĩ phu đương thời
c. Để chuẩn bị cho bài viết, cần sưu tầm các thông tin về thông tin cá nhân, hoạt động, đóng góp, thành tựu của người được viết
– Yêu cầu: chính xác, chân thực, cụ thể và tiêu biểu
2. Viết tiểu sử tóm tắt (SGK 11/2 trang 55)
– Bài viết gồm các nội dung và sắp xếp theo trình tự sau:
+ Khái quát về nhân thân
+ Hoạt động xã hội
+ Những đóng góp
+ Đánh giá chung
– Những lưu ý khi viết đánh giá: Đánh giá phải dựa trên cơ sở những thông tin đã tìm hiểu, đánh giá cần khách quan, trung thực, có cơ sở
Bài 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 55)
– Các trường hợp cần viết: Tất cả a,b,c,d,e
Bài 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 55)
– Giống: Đều viết, đề cập đến một nhân vật
– Khác:
+ Thuyết minh: Phải trình bày chi tiết và đầy đủ, trong khi TSTT chỉ lựa chọn những nét tiêu biểu nhất
+ Điếu văn :Phải có 4 phần cụ thể: Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết trong khi TSTT không quá bắt buộc về mặt khuôn thức
+ Sơ yếu lí lịch: Khai báo thông tin đầy đủ và chi tiết. TSTT chỉ chọn thông tin tiêu biểu nhất
Bài 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 55)
– Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.
– Quê quán: Quê cha Nguyễn Du ở Tiên Điền, Hà Tĩnh, vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt, quê mẹ ở Từ Sơn, Bắc Ninh – cái nôi dân ca Quan họ . Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa giúp ND có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
– Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng ⇒ có điều khiện dùi mài kinh sử. Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê- chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật. 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn. Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820
– Sự nghiệp văn chương đồ sộ: Sáng tác bằng chữ Hán có 249 bài trong 3 tập Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Sáng tác bằng chữ Nôm có Đoạn trường tân thanh(TK), Văn chiêu hồn
– Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ tài hoa của dân tộc, ông đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn chương dân tộc