/tmp/aomwe.jpg
Câu 1 (trang 17 sgk Văn 9 Tập 2): Hệ thống luận điểm:
– Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực
– Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với người đọc
– Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ.
Bố cục văn bản rõ ràng, chặt chẽ, hợp lí.
Câu 2 (trang 17 sgk Văn 9 Tập 2): Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
– Là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
– Phản ánh đời sống khách quan có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
– Có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến con người làm thay đổi tư tưởng tình cảm, lối sống của bạn đọc.
– Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3 (trang 17 sgk Văn 9 Tập 2): Con người cần tới tiếng nói của văn nghệ bởi lẽ:
– Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
– Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp và đáng sống hơn. Tác phẩm văn nghệ hay là tác phẩm giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4 (trang 17 sgk Văn 9 Tập 2): Văn nghệ đến với con người bằng nội dung của nó và con đường mà nó đi:
– Tình cảm là yếu tố quan trọng then chốt, vì bởi lẽ nên không có tình cảm thì bất cứ tác phẩm nào cũng rất khô khan, không có hồn. Khi phản ánh bất cứ một vấn đề nào, tình cảm vẫn luôn là thứ đem cảm xúc của tác giả tới với bạn đọc và cũng là thứ dẫn dắt tác giả.
– Tình cảm cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ tới bạn đọc, nó ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm của bạn đọc. Nó lay động cảm xúc của bản đọc: yêu, ghét, giận, buồn… Nó cũng làm thay đổi những suy nghĩ và tư tưởng của bạn đọc.
Câu 5 (trang 17 sgk Văn 9 Tập 2): Đặc sắc nghệ thuật trong văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
– Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
– Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
– Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
(Đây là ví dụ, học sinh có thể tự hoàn thiện theo ý tưởng của mình)
Tác phẩm “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, là một trong những bài thơ mà em thích nhất. Sau khi đọc bài thơ, em lại càng cảm thấy yêu thêm quê hương, yêu đất nước với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và đơn sơ nhưng gần gũi nhất. Đồng thời, em nhận ra ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.