/tmp/qovvk.jpg
Bố cục
-Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lo lắng”- phê phán những hành vi học đòi “Tây hóa”
– Phần 2: Từ tiếp đến “để nói ra”- Giá trị và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
– Phần 3: Còn lại- quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 91)
– Tác giả đã phê phán một số hành vi học đòi Tây hóa như:
+ Bập bẹ vài ba tiếng Pháp ⇒làm tổn thương tiếng mẹ đẻ
+ Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, lại ngỡ là học theo văn minh Pháp.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 91)
– Theo tác giả, tiếng nói dân tộc có vai trò quan trọng với vận mệnh dân tộc:
+ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc.
+ Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị áp bức
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 91)
– Căn cứ nhận định tiếng Việt không nghèo nàn:
+ Người dùng chỉ biết những từ thông dụng mà chưa biết được sự phong phú của tiếng dân tộc ⇒ hiểu biết nông cạn về ngôn ngữ
+ Có thể dịch tác phẩm của Trung Quốc ⇒ ngôn ngữ dân tộc không hề nghèo nàn, nhưng lại không viết được các tác phẩm tương tự ⇒ Sự bất tài của con người
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 91)
– Quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
+ Tiếng nước ngoài là cần thiết, tuy nhiên, điều này không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ.
+ Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình ⇒ Quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt cần phải được bảo vệ và giữ gìn.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 91)
– Câu nói của Nguyễn An Ninh là hoàn toàn đúng đắn
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Tác phẩm đã thẳng thắn phê phán những hành vi học đòi “Tây hóa”, chỉ ra giá trị và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bày tỏ quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
Nghệ thuật
– Kết cấu chặt chẽ
– Luận điểm rõ ràng
– Lập luận giàu sức thuyết phục
⇒bài viết với phong cách chính luận xuất sắc