/tmp/hdyjz.jpg
Với soạn bài Thực hành đọc hiểu – Gấu con chân vòng kiềng Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
1. Chuẩn bị
– Khi đọc văn bản Gấu con chân vòng kiềng:
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ: Mọi người chê bai chân vòng kiều của gấu con.
+ Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
Gấu con đi dạo trong rừng nhặt quả thông bị quả rơi trúng đầu nên ngã.
Sáo, đàn thỏ trêu chọc chân vòng kiềng của gấu.
Gấu về nhà mách mẹ và được mẹ khuyên nhủ.
Gấu luống cuống, vướng chân và ngã nghe cái bộp.
Gấu con, gấu mẹ, gấu bố chân vòng kiềng.
→ Tác dụng: Khiến người đọc thấy rõ được quá trình gây dựng sự tự tin trong người gấu con.
+ Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
Sử dụng từ láy: líu lo, luống cuống,…
Từ ngữ giản dị, gần gũi với trẻ thơ
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:
Tự tin về bản thân mình, về những khiếm khuyết của bản thân mình.
Không được chê bai, đánh giá ngoại hình của người khác.
– Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng; tìm hiểu thêm về nhà văn An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp (Andrey Alekseyevich Usachev):
+ An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp sinh năm 1958, là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.
+ Ông sinh tại Mát-xcơ-va, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?
Trả lời:
Tác giả muốn người đọc thấy được rằng dường như ai cũng chê bai, cười nhạo đôi chân vòng kiềng ấy khiến cho gấu con xấu hổ gấp bội, khiến cậu tự chê trách bản thân nhiều hơn.
Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?
Trả lời:
Gấu mẹ nói như vậy là để cậu thấy rằng không phải một mình cậu như vậy, cả nhà gấu đều giống cậu vì đây là di truyền. Tuy là chân vòng kiềng nhưng ông nội là người giỏi nhất vùng nên gấu con không phải xấu hổ hay tự ti về bản thân.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.
Trả lời:
Gấu con đang đi dạo nhặt những quả thông già dưới mặt đất. Bỗng một quả thông rơi xuống đầu gấu con khiến cậu vướng chân và ngã. Thấy thế, con sáo liền chọc cậu là đồ chân vòng kiềng giẫm phải đuôi. Đàn thỏ thấy vậy liền hùa theo và trêu chọc gấu con. Vì quá xấu hổ, cậu liền về nhà mách mẹ. Cậu tủi thân khóc to vì mọi người chê cậu xấu xí. Sau khi được mẹ gấu giải thích rõ ràng cậu liền cảm thấy bản thân tuyệt vời vì những đặc điểm riêng của giống loài.
Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?
Trả lời:
– Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Chân vòng kiềng rất xấu.
– Điều này khiến gấu con cảm thấy xẩu hổ, tự ti về bản thân mình.
Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?
Trả lời:
Vì cậu nhận ra chân vòng kiềng không phải một đặc điểm xấu xí, hơn nữa dù là chân vòng kiềng nhưng ông nội của cậu là ngưởi giỏi nhất vùng. Cậu tự hào về gia đình, về chân vòng kiềng của bản thân.
Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em, ngoại hình của một người không quan trọng lắm, nó không phải thứ quyết định nên bản chất của mỗi con người.
– Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì điều đó khiến họ cảm thấy buồn, không hòa nhập được cộng đồng. Dần dần họ sẽ trở nên tự ti và cảm thấy chán ghét bản thân mình.