/tmp/zsvxx.jpg
Câu 1 (trang 97 sgk Văn 6 Tập 1):
– Tóm tắt các sự kiện diễn ra trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
+ Ông lão ra biển để đánh đánh cá.
+ Sau mấy lần kéo lưới lên không, cuối cùng ông lão bắt được một con cá vàng nhưng ông đã thả cá vàng về biển và nhận lời hứa của cá vàng.
+ Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng để nói về đòi hỏi của mụ vợ và đều được cá vàng chấp nhận. Chỉ có một lần duy nhất, cá vàng không chấp nhận vì đòi hỏi quá đáng của mụ vợ.
→ Như vậy, chúng ta thấy rằng, mỗi sự kiện diễn ra đều thể hiện rất rõ sự gia tăng lòng tham ngày càng lớn của mụ vợ ông lão đánh cá và cuối cùng mụ cũng phải chịu trả giá cho sự tham lam ấy. Chính các thứ tự diễn biến của sự việc đã phản ánh nhiều ý nghĩa sâu xa. Ban đầu cá vàng trả nghĩa cho ông lão đánh cá là khi đó lí do có lí. Tuy nhiên, những đòi hỏi của mụ vợ nhiều trở thành sự lợi dụng lòng biết ơn. Cho nên, cuối cùng mụ đã mất tất cả cho lòng tham không đáy của mình. Vì vậy, nếu không tuân theo thứ tự ấy thì vô tình có thể làm cho ý nghĩa câu chuyện không nổi bật lên được. Có lẽ, đây chính là dụng ý của các tác giả dân gian đầy tài năng.
Câu 2 (trang 97 sgk Văn 6 Tập 1):
– Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như sau:
+ Ngỗ mồ côi cha mẹ, không người rèn nên trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
+ Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
+ Khi Ngỗ bị chó cắn thật.
+ Kêu cứu thì không ai đến cứu.
– Bài văn này đã kể bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược về kể nguyên nhân. Đây là cách kể ngược. Nhờ cách kể này, chúng ta cảm nhận được nổi bật ý nghĩa của một bài học nhớ đời.
Câu 1 (trang 98 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu chuyện được kể theo thứ tự sau:
+ Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với nhân vật tôi.
+ Nhân vật tôi ghét Liên vì cô làm cho tôi kém cạnh.
+ Nhân vật tôi nghĩ xấu về Liên và đã có những hành động không đẹp.
+ Khi nhân vật tôi vắng nhà, trời đổ mưa, Liên đã rút hộ quần áo và đem trả lại.
+ Từ đó, Liên và nhân vật tôi trở thành đôi bạn thân.
– Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ nhất. Bởi vì, người kể chuyện dùng đại từ nhân xưng là “tôi”.
– Yếu tố hồi tưởng chính là sợi dây gắn kết để tạo tình cảm giữa nhân vật tôi và Liên.
Câu 2 (trang 99 sgk Văn 6 Tập 1):
– Lập dàn ý cho đề bài: “Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa.”
– Mở bài:
+ Nêu lí do của chuyến đi chơi xa và nơi em sẽ đến là ở đâu.
+ Qúa trình chuẩn bị cho chuyến đi ấy diễn ra như thế nào?
– Thân bài:
+ Trên đường đi em nhìn thấy những phong cảnh gì ven đường.
+ Em cảm thấy như thế nào trước khi đến địa điểm mà em sẽ được tới (hồi hộp, vui mừng, …)
+ Đến nơi, việc đầu tiên em làm là gì. Sau đó, em được làm những hoạt động gì? (chú ý, nên sắp xếp các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian)
+ Qúa trình chuẩn bị đồ để trở về.
+ Em cảm thấy như thế nào khi phải chia tay nơi mới đến để trở về nhà.
– Kết bài:
+ Nêu cảm nghĩ chung của em về chuyến đi.
+ Nếu có điều kiện, em có mong được đến nơi này tiếp không. Vì sao?