/tmp/kjofu.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
– Phần 1 (từ đầu đến “trọng vọng”): giới thiệu khái quát nhất về thái y Phạm Bân.
– Phần 2 (tiếp đến “mong mỏi”): thử thách trong nghề của một bậc lương ý.
– Phần 3 (còn lại): niềm vui của người thầy thuốc chân chính.
Câu 1 (trang 164 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những chi tiết nói về nhân vật lương y họ Phạm đó là:
+ Đem hết của cải của mình ra mua thuốc.
+ Tích trữ gạo nuôi người bệnh.
+ Nuôi người bệnh, làm nhà cho người bệnh ở.
+ Cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, bệnh dịch.
a, Từ những chi tiết này càng chứng tỏ rõ ràng, thái y Phạm Bân là một vị lương y hết lòng vì người bệnh, có tâm, có đức. Điều mà người đọc cảm thấy phục nhất ở ông chính là nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
b, Đây là một tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của thái y lệnh, thái độ và lời nói của quan Trung sứ đã đặt Thái y lệnh trước những mâu thuẫn quyết liệt, cần có sự lựa chọn và giải pháp đúng đắn nhất.
Câu 2 (trang 165 sgk Văn 6 Tập 1):
– Lúc đầu nhà vua vô cùng tức giận và buông lời quở trách. Nhưng khi nghe thái y lệnh tường trình thì khen ngợi về y đức của Thái y lệnh. Thái y lệnh đã lấy tấm lòng chân chính để bày giải điều hay lẽ phải, từ đó đã thuyết phục được nhà vua.
Câu 3 (trang 165 sgk Văn 6 Tập 1):
Những người làm nghề y hôm nay không những cần phải trau dồi, giữ gìn và bồi đắp lương tâm đạo đức nghề nghiệp luôn trong sáng. Bởi lẽ, đó là nghề liên quan đến tính mạng của con người.
Câu 4 (trang 165 sgk Văn 6 Tập 1):
* Giống nhau: cả hai văn bản này đều ca ngợi y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống có nhiều nét tương đồng.
* Khác nhau:
– Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”: với thái y lệnh, ngoài câu chuyện nhà vua do sứ giả gọi vào cùng chữa bệnh cho vị quý nhân, có những chuyện có thể xử lí theo trình tự trước sau.
+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đấu tranh giữa y đức với quyền lợi tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp của Tuệ Tĩnh mới dừng lại ở cuộc đấu tranh giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua rất nhiều.
+ Bên cạnh đó, Thái y còn phải vô chạm trực tiếp với quan trung sứ gay gắt hơn cuộc vô chạm giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.
– Ở bản kể về Tuệ Tĩnh: chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.
Câu 1 (trang 165 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo vua Trần Anh Tông thì một bậc lương y chân chính cần phải: giỏi nghề và thương dân.
– Những chi tiết ở câu chuyện cho thất Thái y lệnh đã thực hiện lời thề Hi-cô-pờ-lát bằng hành động.
Câu 2 (trang 165 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong nhan đề có hai tiếng “cốt nhất” với dụng ý muốn nhấn mạnh y đức, tấm lòng của người thầy thuốc giỏi. Tuy nhiên, người thầy thuốc giỏi không tuyệt đối ở yêu tố này. Bởi lẽ, ngoài y đức thì người làm nghề y cần phải có cả chuyên môn giỏi. Như vậy, nhan đề này là rất hợp lí.
Truyện này mong muốn ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y họ Phạm. Ông không chỉ có tài chữa bệnh mà còn quan trọng hơn là có lòng biết thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.