/tmp/xtseg.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Tấm Cám
+ Phần 1 (từ đầu đến “như lời Bụt dặn”): Cuộc sống nhiều vất vả của Tấm trước khi trở thành hoàng hậu.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “mẹ con Cám”): Tấm được Bụt giúp, đi dự hội và trở thành hoàng hậu.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Vì mẹ con Cám hãm hại, Tấm phải hóa thân bốn lần, nhưng cuối cùng nàng đã có được hạnh phúc, mẹ con Cám phải chịu trừng phạt.
Câu 1 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 1): Mẹ con Cám hết lần này lượt khác hãm hại Tấm, hòng cướp đoạt hạnh phúc của Tấm:
– Cám lừa Tấm, trút hết tôm tép Tấm bắt được vào giỏ của mình và tranh lấy yếm đào.
– Mẹ con Cám bàn mưu, nhân lúc Tấm đi chăn trâu, bắt và giết bống.
– Mẹ con Cám không cho Tấm đi dự hội, lấy gạo trộn với thóc, bắt Tấm nhặt xong mới được phép đi dự hội.
– Tỏ ra khinh thường Tấm khi thấy có người giống nàng đi ướm thử chiếc giày.
– Dùng dao chặt thân cây cau khiến Tấm ngã chết.
– Tấm hóa thành chim vàng anh → Cám giết chim vàng anh.
– Tấm hóa thành cây xoan đào → Mẹ con Cám sai người chặt cây xoan đào làm khung cửi.
– Tấm hóa thân vào khung cửi → Mẹ con Cám đốt khung cửi, đem tro đổ đi xa.
Câu 2 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 1):
– Tấm hóa thân bốn lần theo thứ tự: con chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → quả thị. Tấm sau mỗi lần hóa thân đều trở nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
– Quá trình biến hóa của Tấm thể hiện khao khát của nhân dân về công lý, về lẽ phải trong cuộc sống: người tốt, người lương thiện sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
– Quá trình biến hóa này còn thể hiện quan niệm tâm linh của nhân dân ta về kiếp sau của con người.
Câu 3 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 1):
– Hành động trả thù của Tấm là đại diện cho sự phán xét của nhân dân, của cộng đồng đối với những người xấu xa, ích kỷ trong xã hội, Hành động đó thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc sống: làm điều xấu ắt sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Câu 4 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 1):
Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong tuyện là mâu thuẫn và cung đột trong gia đình, cụ thể là gia đình phụ quyền. Đây là xung đột con chung – con riêng.
– Yếu tố thần kì: sự xuất hiện và giúp đỡ của Bụt đối với Tấm chính là một trong những nguyên nhân giúp Tấm có được cuộc sống hạnh phúc.
– Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người: Tấm dù trải qua nhiều cay đắng, hiểm nguy nhưng đến cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc, còn mẹ con Cám thì phải chịu trừng phạt. Tấm là đại diện cho cái thiện, cái tốt, ngược lại, mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, cái xấu.
Qua truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh nhận ra được những bài học tư tưởng nhân sinh: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, sức sống của cái thiện sẽ giúp nó trỗi dậy trước sự vùi dập của cái ác. Bên cạnh đó, học sinh nhận ra và phân tích được đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyện thần kì qua truyện cổ tích Tấm Cám.