/tmp/eeiuo.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Phần 1 (từ đầu đến “một đôi”): giới thiệu về việc vua Hùng kén rể cho Mị Nương.
– Phần 2 (tiếp đến “rút quân”): Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai người.
– Phần 3 (còn lại): Chiến thắng thuộc về Sơn Tinh và qua việc này nhân dân muốn giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
Câu 1 (trang 33 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyện gồm 3 phần:
+Phần 1 (từ đầu đến “một đôi”): giới thiệu về việc vua Hùng kén rể cho Mị Nương.
+Phần 2 (tiếp đến “rút quân”): Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai người.
+ Phần 3 (còn lại): Chiến thắng thuộc về Sơn Tinh và qua việc này nhân dân muốn giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
– Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
Câu 2 (trang 34 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong truyện có hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Nhân vật Sơn Tinh: là chúa vùng non cao, có tài mưu trí, có khả năng “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Sơn Tinh có thể “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”,…
– Nhân vật Thủy Tinh: là chúa vùng nước thẳm có thể “gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”; có thể “hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời”,…
– Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật:
+ Sơn Tinh: Là tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. Đó là nhân dân ta đã biết cách đắp đê để ngăn dòng nước lũ.
– Thủy Tinh: Là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người từ bao đời nay.
Câu 3 (trang 34 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời, câu chuyện cũng phản ánh tinh thần ngợi ca công lao xây dựng của các vị vua Hùng.
Câu 1 (trang 34 sgk Văn 6 Tập 1):
– Kể diễn cảm chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cần đảm bảo có đầy đủ các ý sau:
+Thời vua Hùng thứ mấy?
+Lí do vua Hùng kén rể?
+Vua Hùng kén rể như thế nào?
+Cuộc cầu hôn và giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra như thế nào?
+Cuối cùng chiến thắng thuộc về ai?
– Lưu ý: Khi kể cần sử dụng các từ ngữ mang tính biểu cảm: biết bao, bao nhiêu, thật lạ, tuyệt vời, …
Câu 2 (trang 34 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em, chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm nhiều héc ta rừng của nhà nước trong giai đoạn hiện nay là vô cùng đúng đắn. Bởi lẽ, việc làm này phần nào cho thấy nhà nước đã và đang rất quan tâm đến an nguy đời sống của nhân dân trước những hậu quả của thiên tai gây ra. Ngoài ra, càng minh chứng rằng, thế hệ con cháu đang góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước để không phụ công của những vua Hùng thuở trước.
Câu 3 (trang 34 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại vua Hùng mà em biết đó là: Sự tích trầu cau, Hùng Vương chọn đất đóng đô, Vua Hùng dạy dân trồng lúa, Chử Đồng Tử, …
– Các tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công các chi tiết kì ảo hoang đường để tạo nên nét hấp dẫn, lôi cuốn cho mạch truyện. Đồng thời, với tài năng và óc sáng tạo tuyệt vời, những cây bút dân gian đã phần nào giải thích được hiện tượng thiên tai hàng năm. Qua đó, muốn ca ngợi sức mạnh của người dân lao động trong công cuộc chống lại các thiên tai.