/tmp/rtwol.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
– Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng
– Phần 2 (còn lại): cụ Mết kể câu chuyện về cuộc đời của Tnú và người dân làng Xô Man
Câu 1 (trang 48 sgk Văn 12 Tập 2): Ý nghĩa của truyện qua
– Nhan đề:
+ Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên, có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.
+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
b. Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới đạn đại bác
– Nơi hứng chịu mọi sự tàn phá của đại bác Mĩ, đầy đau thương, chết chóc
– Nhưng vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt bảo vệ cho dân làng Xô Man, biểu trưng cho cuộc sống, con người, phẩm chất người làng Xô Man
c. Hình ảnh ngọn đồi cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy đến tận chân trười luôn trở đi trở lại trong tác phẩm
– Gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt
– Biểu trưng cho con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại.
Câu 2 (trang 48-49 sgk Văn 12 Tập 2):
a. Người anh hùng mà cụ Mết kể có những phẩm chất đáng quý:
– Lúc còn bé Tnú đã là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí
– Khi trưởng thành, Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc, anh sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: của bản thân, của gia đình, của buôn làng.
– Người chiến sĩ, người cán bộ cách mạng có tinh thần kỷ luật cao
– So với A Phủ hình tượng Tnú có điểm mới mẻ:
+Không phải sống kiếp tù đày cam chịu
+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ
b. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới bốn lần nhấn mạnh vì
– Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không bảo vệ được
– Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng
– Đó là chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau
c. Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng
– Phải được nhớ được ghi lại để truyền lại cho thế hệ sau vì đó là cách duy nhất để có, giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tự do, hạnh phúc
d. Vai trò của nhân vật
– Nhân vật cụ Mết
+ Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô-man, cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng.
+ Cụ Mết là linh hồn của làng Xô-man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi.
– Nhân vật Mai, Dít: tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng.
– Nhân vật bé Heng: Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Câu 3 (trang 49 sgk Văn 12 Tập 2):
– Hình ảnh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau
– Nhà văn muốn dùng rừng xà nu biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, kiên cường… của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man
Câu 4 (trang 49 sgk Văn 12 Tập 2):
– Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
+ mang đậm chất sử thi hùng tráng.
+ nghệ thuật miêu tả đặc sắc khắc họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng.
+ khắc họa các nhân vật vừa mang đậm dấu ấn con người Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại
+ kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách
+ cách trần thuật: kể câu chuyện theo lời trang trọng của cụ Mết, bên bếp lửa, như truyền cho con cháu biết những trang sử bi thương và người anh hùng của cộng đồng
+ ngôn ngữ, giọng điệu: đậm chất sử thi, hùng tráng
Đoạn văn phát biểu suy nghĩ về đôi bàn tay của Tnú
Đọc tác phẩm Rừng xà nu chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không thể quên được hình tượng đôi bàn tay của Tnú. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành đôi bàn tay ấy không còn là đôi bàn tay bình thường mà nó mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó trước hết là đôi bàn tay của nghĩa tình, của trụ cột gia đình. Đôi bàn tay ấy dang rộng che chở cho Mai trước những cây gậy sắt trong tay lũ giặc đang ầm ầm giáng xuống. Đó còn là đôi bàn tay kiên trung với cách mạng với Đảng, luôn sẵn sàng cầm vũ khí giết giặc. Nó là nơi ghi lại chứng tích đau thương, tội ác dã man mà lũ giặc đã gây ra cho Tnú nói riêng và dân làng Xô- man nói chung. Ngọn lửa căm thù cháy trên tay Tnú rồi lan khắp người anh trở thành ngọn lửa đấu tranh sục sôi. Tnú đã đem chính đôi bàn tay đầy thương tích ấy để chiến đấu bóp chết kẻ thù. Bề ngoài thương tật nhưng dũng khí, sức mạnh, tinh thần kiên cường bên trong đôi bàn tay ấy chưa bao giờ lụi tắt. Như vậy có thể thấy đôi bàn tay của Tnú đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng,cho sức mạnh của người anh hùng Tây Nguyên. Sức mạnh ấy là bất diệt không thế lực nào có thể hủy diệt.