/tmp/cktjw.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Ra-ma buộc tội
+ Phần 1 (từ đầu đến “Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”): Lời buộc tội của Ra-ma đối với Xi-ta.
+ Phần 2 (đoạn còn lại): Lời mình oan cho bản thân mình của Xi-ta và quyết định bước vào giàn hỏa thiêu để chứng minh sự trong sạch của nàng.
Câu (trang 59 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Chọn D. Tất cả những đối tượng trên: Anh em, bạn hữu của Ra-ma; Đội quân của loài khỉ Va-na-ra; Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa)
b. Hoàn cảnh ấy khiến Ra-ma và Xi-ta phải hành động, nói năng không chỉ trên phương diện là một cặp vợ chồng mà là nhà vua và vợ của nhà vua, là những người đại diện cho đất nước. Hoàn cảnh ấy còn khiến tâm trạng của hai nhân vật càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Câu 2 (trang 59 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Chọn đáp án A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.
b. Chọn đáp án A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
c. Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma: anh hùng, sự lăng nhục, trả thù,..
⇒ Những từ ngữ này cho thấy phẩm chất người anh hùng không bao giờ chịu đựng sự lăng nhục của kẻ thù, không bao giờ chấp nhận những vết ố bẩn trong cuộc sống của mình. Vì thế chàng hết sức quyết tâm khi từ bỏ vợ mình.
⇒ Ra-ma là người anh hùng của cộng đồng với những phẩm chất lý tưởng.
d. Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa:
– Ra-ma ngồi yên, mắt dán xuống đất vờ như không quan tâm.
– Nhưng thực ra điều này cho thấy sự đau lòng ẩn bên trong của chàng, hơn nữa chàng muốn vợ mình, trước mặt đông đảo mọi người, được chứng minh sự trong sạch bởi chính thần Lửa.
Câu 3 (trang 60 sgk Văn 10 Tập 1):
– Xi-ta khẳng định đức hạnh, tư cách của nàng hoàn toàn khác với hành vi của loại phụ nữ thấp hèn. Nàng còn lấy cả tư cách ra để thề, Xi-ta vốn là con của nữ thần Đất Mẹ.
– Xi-ta còn khẳng định thêm, thân thể là điều mà trong lúc chết ngất đi, nàng không thể nào làm chủ được nên quý đã nhân cơ hội làm hại tới nàng. Còn trái tim nàng, là điều nàng có thể kiểm soát được, không bao giờ mảy may dao động, ô uế, nàng luôn giữ tấm lòng chung thủy.
– Quyết định bước lên giàn lửa của Xi-ta là nhằm nhờ cậy thần linh minh oan cho sự trong sạch của mình. Điều này cũng thể hiện phẩm chất trong sạch, cao quý, không sợ hãi ngay cả cái chết của nàng.
Câu 4 (trang 60 sgk Văn 10 Tập 1):
– Công chúng thương tiếc, từ các phụ nữ cho tới cả loài Rắc-sa-xa và loài Va-na-ra đều kêu khóc thảm thương ⇒ Mọi người đều tôn trọng, tin tưởng vào đức hạnh, phẩm giá cao quý, trong sạch của nàng Xi-ta.
– Cảnh Xi-ta bước vào lửa khiến mọi người đều cảm thấy đau lòng, đồng thời gợi lên lòng cảm phục vô cùng trước bản lĩnh, phẩm chất cao quý của Xi-ta. Cảnh Xi-ta bước vào lửa đã làm bật nổi giá trị sâu sắc của tác phẩm.
Qua trích đoạn, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp lý tưởng, đại diện cho cộng đồng của hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quý giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Còn Xi-ta cũng là một người phụ nữ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.
Đồng thời, học sinh còn thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống, đặt nhân vật vào thử thách, ngôn ngữ trang trọng, giàu giá trị biểu đạt của đoạn trích.