/tmp/kdxkz.jpg
Câu 1 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện qua:
– Từ ngữ: đấy, ơi.
– Kiểu câu: Câu khuyết chủ ngữ (Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya; Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được;…).
– Kiểu diễn đạt: sử dụng câu đối thoại giả tưởng (Nghĩ gì đấy Th. Ơi?; Đáng trách quá Th. ơi!; Th có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa).
b. Ghi nhật kí giúp người viết có khả năng rèn luyện vốn ngôn ngữ của mình. Đó là lúc mà ngôn ngữ không bị gò bó bởi những quy chuẩn, ngôn ngữ có thể chảy trôi theo cảm xúc, khơi gợi sáng tạo cá nhân về lối diễn đạt, lối trình bày.
Câu 2 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1):
– Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
– Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất, trồng cà với anh.
Câu 3 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1):
– Điểm khác nhau: Đoạn đối thoại sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt của vùng Tây Nguyên trong xã hội xa xưa tuy nhiên ngôn ngữ có phần khoa trương, phóng đại hơn, sử dụng phép thậm xưng, nói quá.
– Sự khác nhau ấy được quy định bởi đặc trưng thể loại sử thi nhằm thể hiện niềm yêu mến, ngưỡng mộ của nhân dân, cộng đồng đối với người anh hùng Đăm Săn.
Qua bài học, học sinh nắm được khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đặc trưng cơ bản của nó và được nâng cao kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.