/tmp/zzmvf.jpg
a. Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.
– Hai luận điểm chính của bài văn là:
+ (1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.
+ (2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.
Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.
b. Tác giả kết lại bằng phép tổng hợp: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”. Phép tổng hợp được đặt ở cuối bài.
Câu 1 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 2): Tác giả đã triển khai các ý
– Học vấn là của nhân loại;
– Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách;
– Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền;
– Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.
Các lập luận có trình tự chặt chẽ.
Câu 2 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 2): Tác giả đã phân tích
– Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;
– Sức người có hạn;
– Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.
Câu 3 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 2): Tác giả đã phân tích
– Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;
– Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.
– Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
– Đọc kĩ mới có hiệu quả.
Câu 4 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 2): Em hiểu:
Phép phân tích giúp chúng ta hiểu cụ thể các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.