/tmp/iimsc.jpg
STT | Tên tác phẩm | Tên tác giả | Năm sáng tác | Nội dung |
1 | Làng | Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên | Tạp chí Văn nghệ năm 1948 | Tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | Viết năm 1970 | Cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Chân dung con người lao động thầm lặng, ngày ngày cống hiến cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | Năm 1966 | Tình cảm thiêng liêng giữa cha và con trong thời kì khốc liệt nhất của chiến tranh chống Mĩ |
4 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | Viết năm 1971 | Hình ảnh những cô gái trẻ làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn, tuy công việc nguy hiểm và áp lực nhưng họ vẫn luôn vui tươi, yêu đời. |
5 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | Xuất bản năm 1985 | Nhĩ từng đi khắp nơi trên thế giới đến cuối đời lại vì bệnh tật mà không thể đi lại. Lúc này anh mới nhận ra những gía trị cuộc sống |
2. Những tác phẩm truyện sau cách mạng tháng 8 năm 1945
Những tác phẩm truyện sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã phản ánh hình ảnh một Việt Nam gian khổ kháng chiến, một Việt Nam kiên cường, bất khuất đoàn kết kháng chiến. Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với quê hương đất nước lại càng sâu săc, mãnh liệt.
3. Hình ảnh con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến.
Con người yêu nước Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến được miêu tả qua những nhân vật: ông Hai (Làng – Kim Lân); ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng); Phương Định, Nho, Thao (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Điểm chung: Họ là những con người thời chiến, mang trong mình tình yêu đất nước sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Điểm khác: Tình cảm và suy nghĩ cũng như tính cách của họ rất khác nhau
– Phương Định nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư
– Chị Thao từng trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ
– Nho trông có vẻ yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.
– Ông Sáu: một người cha yêu con, có đôi phần nóng nảy; giữ lời hứa, tỉ mỉ làm lược và truyền tình yêu con vào đó.
– Bé Thu: ương ngạnh, bướng và gan lì nhưng tất cả đều xuất phát từ tình yêu cha của mình, không muốn nhận lầm cha.
– Ông Hai: một người nông dân yêu làng, luôn tự hào về làng; đau khổ khi nghe tin làng theo giặc nhưng rồi vẫn tin tưởng Cách mạng đó cũng là sự thay đổi trong tư duy của một người yêu nước
4. Nhân vật em ấn tượng nhất
Nhân vật mà em ấn tượng nhất có lẽ là bé Thu. Một cô bé Nam Bộ hồn nhiên và đáng yêu nhưng cũng là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Sự gan lì của Thu không đơn giản là sự bướng bỉnh của trẻ nhỏ mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này. Chính điều ấy đã làm cho bé Thu trở nên thật đặc biệt đối với em.
5. Ngôi kể truyện
Các tác phẩm truyện ở lớp 9 được kể theo ngôi kể thứ ba và thứ nhất.
Tác phẩm được kể truyện bằng ngôi thứ nhất là truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Cách trần thuật như thế này giúp nhân vật bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách rõ ràng và trực quan nhất giúp người đọc hiểu rõ tâm tư tình cảm nhân vật.
6. Tình huống truyện đặc sắc
– Truyện Làng: tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu – quê ông theo giặc
⇒ Qua đó cho thấy những chuyển biến trong tư tưởng của nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Truyện Chiếc lược ngà: tình huống ông Sáu sau khi đi kháng chiến về với một vết thẹo trên mặt, bé Thu thấy ông khác trong bức ảnh đã chụp với má nên không nhận đó là cha
⇒ Qua đó bộc lộ tình cha con sâu sắc, thiêng liêng.
– Truyện Bến Quê: tình huống Nhĩ đi khắp nơi trên thế giới trong cả cuộc đời, nhưng đến cuối đời vì bệnh tật mà anh phải nằm liệt giường. Lúc này, anh mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông, nhận ra những giá trị của cuộc sống
⇒ Qua đó bộc lộ tâm lí, tình cảm nhân vật và sự chiêm nghiệm về cuộc sống.