/tmp/hebds.jpg Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

I. Nội dung ôn tập

Câu 1 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1):

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng): những bài ca dao, dân ca thường được hát theo làn điệu, vờ chèo Quan Âm Thị Kính,…

– Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể): những điệu hò trên sông nước được sáng tác trong khi đang lao động, đánh bắt bởi nhiều người,…

Câu 2 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1):

– Các thể loại văn học dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

– Đặc trưng của các thể loại:

Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

Truyện cười: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tậm con người.

Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè. Tục ngữ, câu đố. Ca dao. Chèo.

Câu 3 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1):

Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng) Ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng, ngợi ca quá trình đấu tranh xây dựng cuộc sống của con người cổ đại. Truyền miệng Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Nhân vật anh hùng Có quy mô lớn, ngôn ngư có vần, nhịp, hình tượng nghệ thuật hoành tráng.
Truyền thuyết Thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc, cộng đồng. Truyền miệng Kể vể sự kiện và nhân vật lịch sử, hoặc có liên quan đến lịch sử. Những vị vua, chúa, tướng lĩnh,… Sử dựng bút pháp lý tưởng hóa, kỳ ảo.
Truyện cổ tích Thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động Truyền miệng Kể về số phận con người bình thường trong xã hội. Những con người bình thường: chàng mồ côi, người em út,… Tính hư cấu mạnh.
Truyện cười Gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán Truyền miệng Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống con người. Tất cả mọi thành phần xã hội. Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 11 cực hay, chọn lọc

Câu 4 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

a.

– Ca dao than thân thường là lời của những cô gái. Bởi trong xã hội nam quyền xưa, họ là những con người phải chịu số phận bất hạnh. Thân phận của họ hiện lên qua những so sánh, ẩn dụ với những sự vật bé mọn, trôi nổi, bấp bênh trong cuộc sống ⇒ thể hiện một cuộc sống bất định, trắc trở.

– Ca dao yêu thường tình nghĩa đề cập đến tình cảm nhân đạo, tình nghĩa thủy chung của người lao động. Những biểu tượng cái khăn, cái cầu gắn liền với những tín vật tình yêu, con đường để dẫn lối đến tình yêu nên thường được sử dụng để bộc lộ tình yêu đôi lứa. Những biểu tượng như cây đa, bến nước,… lại gắn với sự đợi chờ nên được dùng để nói lên tình nghĩa thủy chung.

– Tiếng cười tự trào trong ca dao hài hước là những tiếng cười dí dỏm lạc quan trên cảnh nghèo khó vất vả. Còn tiếng cười phê phán trong những bài ca dao ấy lại là những lời than thở kín đáo, ẩn đằng sau nụ cười bông đùa.

⇒ Thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu sống của người lao động.

b. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là so sánh, ẩn dụ.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

– Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là nghệ thuật phóng đại, so sánh nhằm lý tưởng hóa hình tượng người anh hùng: một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh; chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây; múa trên cao, như gió như bão; khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt; chàng nằm trên võng, thả tóc trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa,…

Xem thêm:  Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều năm 2021

– Nhờ những thủ pháp đó, vẻ đẹp của người anh hùng được lý tưởng hóa cao độ, mang tầm vóc sánh ngang với vũ trụ rộng lớn.

Câu 2 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Kết cục của bi kịch Bài học rút ra
Vua An Dương Vương trong trận chiến với quân Triệu Đà thì thua trận, dẫn đến mất nước. Mị Châu nghe lời Trọng Thủy lén cho xem nỏ thần, Mị Châu bị Rùa Vàng nói là kẻ phản bội nên bị cha chém chết. Chi tiết nỏ thần, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc xuống biển, chi tiết ngọc Mị Châu. Ca ba nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy đều kết thúc cuộc sống ở chốn nhân gian của mình. Truyện cổ tích có sự giao thoa giữa cốt lõi lịch sử và những chi tiết hư cấu hoang đường, kỳ ảo.

Câu 3 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

– Tấm ban đầu là một cô gái yếu đuối, luôn bị mẹ con Cám bắt nạt, suốt ngày quần quật làm lụng vất vả. Khi gặp khó khăn gì, Tấm chỉ có thể khóc và nhờ đến sự giúp đỡ của Bụt (khi bống chết, khi phải nhặt thóc với gạo,…).

– Những về sau, Tấm từ yếu đuối, thụ động đã trở nên kiên quyết hơn, đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Dù bị mẹ con Cám năm lần bảy lượt hại chết nhưng Tấm không chịu im lặng trong oan ức, mà hóa thân vào những vật gần gũi với nhà vua, đe dọa mẹ con Cám, cất lên tiếng nói của mình (Tấm hóa thân vào con chim vàng anh, vào cây xoan đào, khung cửi và quả thị). Tấm không còn phải dựa vào sự giúp đỡ của một ai khác nữa.

– Đến cuối cùng Tấm cũng đã có được hạnh phúc xứng đáng với bản thân mình, còn mẹ con Cám phải chịu kết cục bi thảm.

Câu 4 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

Tên truyện Đối tượng cười Nội dung cười Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười “òa” ra
Tam đại con gà Anh học trò dấu dốt Anh ta che đậy sự dốt nát của mình bằng nhiều hành động Bài học của anh ta: Dủ dỉ là con dù dì… Anh ta lấp liếm, giải thích với phụ huynh rằng đó là bài học về tam đại con gà.
Nhưng nó phải bằng hai mày Viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi Cách viên lí trưởng xử kiện giữa Ngô và Cải Lúc xử kiện trên công đường Thầy lí xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày.

Câu 5 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

a.

Thân em như cá trong lờ

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu

      

Thân em như lá từ bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương

      

Thân em như thể bèo trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Xem thêm:  Ngạn ngữ Hy Lạp có câu Học vấn có những chùm rễ đắng cay ... năm 2021

      

Chiều chiều vãng cảnh vườn đào

Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai.

      

Chiều chiều vịt lội bàu sen,

Để anh lên xuống làm quen ít ngày.

      

Chiều chiều bước xuống ghe buôn,

Sóng bao nhiêu gợn, dạ em buồn bấy nhiêu.

– Cách bắt đầu với mô típ như thế khiến người đọc nhận ra được nội dung bao trùm của bài ca dao, đồng thời khiến bài ca dao trở nên dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

b.

– Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh: khăn, đèn, yếm đào, cây đa, bến nước, thuyền, bến,…

– Những hình ảnh này xuất phát từ đời sống sinh hoạt, lao động hằng ngày của người dân.

– Việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh này khiến tình cảm trong bài ca dao trở nên gần gũi, chân thật hơn.

c.

– Ca dao về chiếc khăn, chiếc áo

Ước gì anh hóa ra hoa,

Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.

      

Áo xông hương của chàng vắt mắc

Đêm em nằm em đắp lấy hơi

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

      

– Ca dao về nỗi nhớ của đôi lứa đang yêu

Hôm qua dệt cửi thoi vàng

Sực nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoi.

Cửi rầu, cửi tủi chàng ơi

Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa.

      

Gặp người sao có một lần

Để em thương nhớ tần ngần suốt năm.

      

– Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn

Lênh đênh một chiếc thuyền tình

Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu.

      

Thuyền không bánh lái thuyền quay

Em không cha mẹ ai bày em nên.

      

Nước chảy xuôi thuyền anh trôi ngược

Anh chống không được, anh bỏ sào xuôi

Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi

Khúc sông bỏ vắng để người sầu riêng.

      

– Ca dao hài hước:

Còn duyên, anh cưới ba heo

Hết duyên anh cười con mèo cụt đuôi.

      

Lỡ duyên em phải ưng anh,

Tiếc con tôm bạc nấu canh rau dền.

      

Muốn ăn gắp bỏ cho người

Gắp đi gắp lại lại rơi vào mình.

      

Câu 6 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

– Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài trường ca Mặt đường khát vọng: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

→ Mượn hình ảnh chiếc khăn trong ca dao.

– Câu thơ trong bài Tương tư của Nguyễn Bính:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

→ Học tập bài ca dao: Thôn Đoài thì nhớ thông Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã học về văn học dân gian Việt Nam: đặc trưng của các thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích. Đồng thời học sinh biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu