/tmp/unnmo.jpg
1. Lí thuyết
2. Thực hành
a)
– Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên.
+ Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
+ Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lố xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
+ Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
+ Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui, phê phán, đả kích thói hư tật xấu.
b) Nói quá
– Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
c) – Câu tượng hình: Bà cụ ấy có khuôn miệng móm mém, làn da nhăn nheo.
– Câu tượng thanh: Những hạt mưa ban đầu tí tách, sau chuyển sang lộp độp, bão gió ở đâu kéo đến ầm ầm.
1. Lí thuyết
2. Thực hành
a. Viết hai câu, trong đó một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ :
– Ngay cả cô cũng không biết điều đó à? (Ngay là trợ từ, à là tình thái từ)
– Trời ơi! Chính tôi là người đã đã gây ra chuyện này. (Trời ơi là thán từ, chính là trợ từ).
b. Xác định câu ghép.
– Câu đầu tiên của đoạn trích là câu ghép, có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn
+ “Pháp chạy”
+ “Nhật hàng”
+ “Vua Bảo Đại thoái vị”
Nếu tách thành ba câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại thành câu ghép.
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích :
Đoạn trích gồm 3 câu : Câu thứ nhất và câu thứ ba là hai câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).