/tmp/wlskt.jpg
Câu 1 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Vợ chồng A Phủ:
+ Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục
+ Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng
– Vợ nhặt:
+ Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư
+ Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
* Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận
* Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng
Câu 2 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Trung Thành trong Rừng xà nu:
+ dùng loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước
+ thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh một tập thể nhân dân anh hùng, đó là dân làng Xô Man, rồi đi sâu khắc họa chân dung từng nhan vật
+ chủ đề của truyện mang chân lí của thời đại cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
– Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.
+ chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình.
+ nói lên điều sâu xa: gia đình là tế bào của xã hội, kết hợp lại sẽ là sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ
Câu 3 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện
– Người nghệ sĩ phát hiện ra nghịch cảnh, trớ trêu, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa
– Nghịch lý: người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu
– Ý nghĩa:
+ Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập, không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, do vậy cần có cái nhìn đa chiều
+ Người nghệ sĩ cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật
+ Nghệ sĩ không được nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người
Câu 4 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
+ thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời: sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo
+ mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi
+ gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được, con người phải sống với chính mình
+ con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp
Câu 5 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Ý nghĩa tư tưởng:
+ Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận
+ Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật
+ Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó
+ Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực
– Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
+ Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn
+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
Câu 6 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1):
– Những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà Lỗ Tấn chỉ ra trong tác phẩm:
+ Bệnh u mê lạc hậu của người dân qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu của người cách mạng Hạ Du có thể chữa bách bệnh
+ Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng đi tiên phong
– Một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc
+ Các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du…
Câu 7 (trang 197 sgk Văn 12 Tập 1): Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả
– Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị
– Cá kiếm tượng trưng
+ Vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên, những vòng lượn của con cá kiếm thể hiện lòng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ của nó
+ Con cá kiếm chính là hình ảnh lí tưởng, của ước mơ mỗi người theo đuổi trong cuộc đời
+ Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực, nó không còn lung linh, huy hoàng như trước