/tmp/knrju.jpg
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 120)
Nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
– Bao gồm những yếu tố chung cho mọi người: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định…và những quy tắc ngữ pháp chung cho mọi người cần tuân theo
– Ngôn ngữ là sản phẩm chung của hoạt động giao tiếp xã hội.
Lời nói là sản phẩm cá nhân vì
– Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể.
– Mỗi người có thể vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.
– Lời nói mang dấu ấn cá nhân: trình độ, hoàn cảnh sống,…
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 120)
– Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:
+ “Lặn lội thân cò” “Eo sèo mặt nước” là ngữ cố định lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ
+ “Năm nắng mười mưa” – ngữ cố định vận dụng trong thơ
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 120)
Đáp án B: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội đ¬ược nội dung ý nghĩa của lời nói.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 120)
– Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược
– Bối cảnh hẹp: Sự hi sinh của những người nông dân chân chất, dũng cảm phá đồn giặc ở Cần Giuộc
Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 120)
Nghĩa sự việc | Nghĩa tình thái |
– Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu – Do CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện |
– Là thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay người nghe. – Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái. |
Câu 6 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 121)
– Nghĩa sự việc là: câu biểu hiện hành động
– Nghĩa tình thái là: phỏng đoán sự việc
Câu 7 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 121)
Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt | Ví dụ |
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp | – Từ “thành thân” được tạo ra bởi 2 tiếng |
2. Từ không biến đổi hình thái |
– Cô ấy xem phim (Cô ấy là CN) – Tôi nhớ cô ấy (Cô ấy là bổ ngữ cho ĐT) ⇒ Giữ chức vụ NP khác nhau nhưng không biến đổi hình thái |
3. Ý nghĩa ngữ pháp : ở chỗ sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và cách dùng hư từ |
– Ở đây cấm không được câu cá – Ở đây được câu cá, không cấm – Ở đây câu cá không được, cấm! |
Câu 8 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 121)
PCNN báo chí | PCNN chính luận | |
Các phương tiện diễn đạt |
+ Từ vựng (phong phú) cho từng loại + Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn + Biện pháp tu từ: không hạn chế |
+ Từ ngữ chung, lớp từ chính trị + NP: câu chuẩn mực + Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều |
Đặc trưng cơ bản |
+ Tính thông tin, thời sự + Tính ngắn gọn + Tính sinh động hấp dẫn |
+ Tính công khai về quan điểm chính trị + Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận + Tính truyền cảm, thuyết phục. |