/tmp/opmke.jpg
– Phần 1: Hai câu đầu: Nêu lên chân lí của nhân nghĩa
– Phần 2: Tám câu tiếp: Những biểu hiện của đất nước độc lập (phong tục, tập quán, lịch sử, bờ cõi,..)
– Phần 3: Còn lại: Những minh chứng thực tế về những người anh hùng thắng giặc ngoại xâm.
Câu 1 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2): Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau:
– Đại Việt là đất nước có:
+ Văn hiến
+ Ranh giới, địa phận riêng
+ Phong tục riêng
+ Lịch sử riêng
+ Nhiều triều đại và anh hùng lịch sử
→ Đại Việt có thể sánh ngang với các triều đại Trung Quốc.
– Trong lịch sử dân tộc Đại Việt có rất nhiều anh hùng, đánh thắng được giặc xâm lược:
+ Lưu Cung thất bại
+ Triệu Tiết tiêu vong
+ Toa Đô bị bắt ở Hàm Tử, Ô Mã Nhi chết trên sông Bạch Đằng
Câu 2 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2):
– Qua hai câu:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để yên dân. Muốn yên dân phải lo trừ hung bạo.
– Người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt.
– Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là giặc Minh xâm lược.
Câu 3 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2):
– Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố sau: văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng,..
→ Với những yếu tố căn bản này Nguyễn Trãi đã hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Ở đây có sự tiếp nối và phát triển so với bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt:
– “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt nói đến 2 điểm chính là :
+ Về sự độc lập lãnh thổ: rành rành định phận ở sách trời
+ Về chủ quyền: nước Nam là của vua Nam
→ Tác giả dùng từ “đế” tương đương với các vị vua tối cao của Trung Quốc.
– “Nước Đại Việt ta”:
+ Tác giả khẳng định: mỗi bên xưng đế 1 phương → vẫn là khẳng định chủ quyền nhưng ở đây có nói thêm đến văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.
Câu 4 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2): Những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích
– Cách sử dụng từ ngữ: Tác giả sử dụng những từ ngữ khẳng định về sự tồn tại lâu đời , hiển nhiên của Đại Việt: đã chia, từ trước, vốn xưng, đã lâu,..
– Cách sử dụng những câu văn biền ngẫu: Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp nhau khiến cho nội dung chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
– Biện pháp so sánh, liệt kê: tạo hiệu quả cao trong lập luận, nước ta ngang hàng với Trung Quốc ở mọi phương diện.
– Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
Câu 5 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2): Sức thuyết phục của đoạn văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn:
– Lí lẽ: Từ tư tưởng nhân nghĩa, tác giả khẳng định lẽ phải thuộc về ta. Việc đánh kẻ xâm lược là một việc đương nhiên vì chúng ta là một nước độc lập. Để minh chứng điều đó tác giả đã đưa ra một hệ thống dẫn chứng rõ ràng, đủ mọi mặt
– Thực tiễn: Tác giả kể ra những tấm gương những kẻ trái nhân nghĩa làm điều bạo ngược đã chịu thảm bại như thế nào: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Ô Mã, Toa Đô. Chứng cớ còn ghi trong sách là điều không thể chối cãi
⇒ Đoạn văn này vừa đanh thép, vừa hùng hồn, chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Câu 6 (trang 69 sgk Văn 8 Tập 2): Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích
Sự phát triển ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với Sông núi nước Nam
– “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt nói đến 2 điểm chính là :
+ Về sự độc lập lãnh thổ: rành rành định phận ở sách trời
+ Về chủ quyền: nước Nam là của vua Nam
→ Tác giả dùng từ “đế” tương đương với các vị vua tối cao của Trung Quốc.
– “Nước Đại Việt ta”:
+ Tác giả khẳng định: mỗi bên xưng đế 1 phương → vẫn là khẳng định chủ quyền nhưng ở đây có nói thêm đến văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.