/tmp/ccocn.jpg
1. – Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” và “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là nói quá sự thật.
Thực chất câu này có nghĩa là tháng năm ngày dài đêm ngắn, và tháng mười thì ngày ngắn đêm dài.
– Nói “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là nói sai sự thật.
Thực chất câu này có nghĩa là lao động vất vả, đồ nhiều mồ hôi như mưa trên đồng ruộng.
2. Cách nói như vậy có tác dụng gây ấn tượng cho mọi người.
Câu 1 (trang 102 sgk Văn 8 Tập 1): Biện pháp nói quá và ý nghĩa:
a) – Nói quá: sỏi đá cũng thành cơm
– Ý nghĩa: Có lao động thì con người sẽ có cơm no, áo ấm.
b) – Nói quá: “đi lên tận trời được”
– Ý nghĩa: Chân vẫn bình thường, có thể đi đến nơi rất xa được.
c) – Nói quá: “Thét ra lửa”
– Ý nghĩa: thể hiện quyền uy của cụ bá.
Câu 2 (trang 102 sgk Văn 8 Tập 1): Điền thành ngữ để tạo phép nói quá:
a) Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b) Bầm gan tím ruột.
c) Ruột để ngoài da.
d) Nở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
Câu 3 (trang 102 sgk Văn 8 Tập 1): Đặt câu
– Nàng Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
– Nàng Tinh Vệ có công dời non, lấp biển.
– Nếu ông ấy có đủ sức mà lấp biển vá trời thì thiên hạ đã thái bình thịnh trị.
– Anh ấy rất khỏe, mình đồng da sắt, làm việc gấp ba lần người khác.
– Bài toán này khó quá, tôi nghĩ nát óc mà chưa ra.
Câu 4 (trang 103 sgk Văn 8 Tập 1): Thành ngữ so sánh có dùng phép nói quá
– Khỏe như voi.
– Yếu như sên.
– Đẹp như hoa.
– Nắng như đổ lửa.
– Đau như đứt từng khúc ruột.
Câu 5 (trang 103 sgk Văn 8 Tập 1): Bài thơ có sử dụng phép nói quá
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Câu 6 (trang 103 sgk Văn 8 Tập 1): Phân biệt nói quá và nói khoác
Nói quá | Nói khoác |
Mục đích để nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. | – Mục đích nhằm làm cho người nghe tin vào những điều khôn có thực hoặc để phô trương, khoe khoang. |