/tmp/ynzig.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):
– Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
– Ví dụ: Đề tài của Chí phèo là sự tha hóa của những người nông dân dưới đáy cùng của xã hội khi bị dồn vào bước đường cùng.
Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):
– Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
– Ví dụ: Chủ đề của Chí Phèo là sự mâu thuẫn giữa nông dân và quan lại, cường hào ác bá dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Câu 3 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2): Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm và trong tác phẩm.
Câu 4 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):
– Ý nghĩa nội dung: Nội dung phải thấm nhuần tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ và những tư tưởng sâu sắc. Đây chính là điều nhà văn luôn trăn trở khi bắt đầu viết tác phẩm.
– Ý nghĩa hình thức: văn học là một nghệ thuật nên phải đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định ⇒ nhà văn phải tìm hiểu, khám phá và tìm tòi những hình thức mới mẻ, hấp dẫn.
Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):
– Đề tài của hai tác phẩm là người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
– Sự khác nhau giữa đề tài của hai tác phẩm: nếu ở Tắt đèn là số phận bi kịch của người nông dân bị chèn ép bởi sưu cao thuế nặng thì trong Bước đường cùng lại là những bất hạnh của người nông dân muốn chống lại cường hào ác bá đè đầu cưới cổ người dân.
Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2): Bài thơ là một minh chứng thuyết phục về luật nhân – quả trong cuộc sống con người. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt bài thơ làm sáng rõ thêm luật nhân quả, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của chúng ta. Từ những câu thơ đầu tiên, ta đã thấy sự chờ mong cũng như công lao khó nhọc của người mẹ trong việc chăm bón để có ngày hái được quả ngon. Để diễn tả công cao của mẹ, tác giả hình tượng hóa nỗi gian nan của mẹ bằng hình ảnh bí và bầu. Từ việc trồng cây, tác giả liên tưởng đến việc trồng người. Những đứa con là những thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ chăm bẵm không phải mong một ngày con báo hiếu cho mẹ như bầu và bí lớn lên đem đến cho mẹ những trái ngọt. Mẹ chăm bẵm đàn còn và chỉ muốn con nên người, thành người có ích cho xã hội. Đoạn cuối tập trung toàn bộ tư tưởng của nhà thơ. Những thứ quả đặc biệt của mẹ
– những đứa con lớn lên và bỗng hoảng sợ ngày mẹ già yếu mà mình vẫn còn khờ dại. Bổn phận làm con là phải biết ơn cha mẹ sinh thành, phải trở thành người tốt để báo hiếu cha mẹ. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của bài thơ.
Qua bài học, học sinh có thể biết được:
– Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
+ Về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản và cảm hứng nghệ thuật.
+ Vệ nghệ thuật: ngôn từ, kết cấu và thể loại.
– Mối quan hê giữa nội dung và hình thức: nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định, và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung.
– Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.