/tmp/wjauz.jpg
Câu 1 (trang 52 sgk Văn 7 Tập 1):
– Ở bài số 1, chú tôi hiện lên là một người nghiện ngập: “hay tửu hay tăm”, lười biếng: “hay nằm ngủ trưa”, chỉ thích hưởng thụ: “ước những ngày mưa, ước những đêm thừa trống canh”.
– Hai dòng đầu khắc họa hình ảnh cô gái chăm chỉ, chịu khó lại rất xinh đẹp. Nó như một tiền đề tạo sự tương phản với hình ảnh chú tôi trong đoạn thơ sau.
– Bài ca dao châm biếm những người đàn ông với nhiều thói hư, tật xấu.
Câu 2 (trang 52 sgk Văn 7 Tập 1):
– Bài 2 nhại lại lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói.
– Lời của người thầy bói là những sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết:
+ Tiền bạc: chẳng giàu thì nghèo.
+ Gia đình: có mẹ có cha (mẹ: đàn bà, cha: đàn ông)
+ Tình duyên: có vợ có chồng.
+ Con cái: chẳng gái thì trai.
– Bài ca phê phán hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội.
– Một số bài ca tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
Câu 3 (trang 52 sgk Văn 7 Tập 1):
– Ý nghĩa tượng trưng của các con vật:
+ Con cò: người nông dân thấp cổ bé họng.
+ Cà cuống: kẻ có vai vế trong xã hội (uống rượu la đà).
+ Chim ri, chim mào: tay chân của giai cấp thống trị (bò ra lấy phần).
+ Chim trích: anh mõ (có nhiệm vụ thông báo tin tức tới người dân trong làng).
– Việc chọn các con vật khiến cho bài ca dao trở nên sinh động, hấp dẫn, ẩn ý sâu xa.
– Cảnh tượng trong bài có sự đối lập: nỗi đau buồn của một đám tang >< niềm vui sướng, hạnh phúc của giai cấp thống trị. Đây là một cảnh tượng không phù hợp với đám tang.
– Bài ca dao phê phán hủ tục ma chay vô lí trong xã hội xưa.
Câu 4 (trang 52 sgk Văn 7 Tập 1):
– Cậu cai hiện lên là một người thích khoe khoang (ngón tay đeo nhẫn) nhưng thực chất, cậu phải đi mượn áo với quần để trang hoàng cho vẻ ngoài, cho căn bệnh sĩ diện hão của mình.
– Bài ca dao sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản: vẻ ngoài >< bản chất thực sự của cậu cai.
Câu 1 (trang 53 sgk Văn 7 Tập 1): Chọn c.
Câu 2 (trang 53 sgk Văn 7 Tập 1): Giống nhau:
– Tạo tiếng cười sảng khoái, sâu cay cho độc giả.
– Đều nhằm châm biếm những hạng người đáng chê trách trong xã hội.
– Thường sử dụng nghệ thuật phóng đại, tương phản đối lập.