/tmp/bdeik.jpg
Bố cục
3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 48)
– Tiếng hò có sức gợi cảm với nhà thơ bởi vì:
+ Tiếng hò lẻ loi, đơn độc giữa trời mưa khiến nhân vật trữ tình cảm nhận sâu sắc sự quạnh hiu của không gian, thời gian ⇒ Ý thức sâu sắc nỗi tủi nhục tù đầy
+ Tiếng hò là giai điệu quê hương quen thuộc, gợi cho người chiến sĩ nỗi nhớ đồng quê thiết tha
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 48)
– Những câu thơ dùng làm điệp khúc của bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
– Tác dụng:
+ Những câu thơ như tiếng than khắc khoải, da diết, đồng thời như tiếng hò diễn tả cõi lòng hoang vắng của nhà thơ, nỗi quạnh hiu của người yêu thiết tha cuộc sống bên ngoài
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 48)
– Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ:
– Đồng quê:
+ Cồn thơm
+ ruồng tre mát
+ ô mạ xanh mơn mởn
+ nương khoai ngọt sắn bùi
+ chiều nương phủ bãi đồng
– Xóm làng và con đường thân thuộc: xóm nhà tranh thấp, con đường quen
– Đồng bào gần gũi, quen thuộc:
+ những lưng cong xuống luống cày
+ những bàn tay vãi giống lưng trời
+ Hình ảnh mẹ già đơn chiếc
⇒ Giọng điệu thiết tha, chân thành, da diết
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 48)
Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện:
– Trước thời điểm được giác ngộ, nhân vật trữ tình vẫn đang băn khoăn đi tìm lẽ sống.
– Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy bừng tỉnh, bừng ngộ
– Ông nhớ đến những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng: “Rồi một hôm nào tôi thấy tôi…Trên chín tầng cao bát ngát trời”
⇒ Phài là người có niềm say mê lí tưởng và khát khao lắm, nhà thơ mới nhớ, mới “mơ” về những tháng ngày tự do thỏa chí làm cách mạng của mình
Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 48)
– Sự vận động tâm trạng của nhà thơ:
+ Nỗi nhớ đồng bắt nguồn từ tiếng hò quê hương
+ Nhà thơ nhớ đến tất cả những hình ảnh của đồng quê, con người…
+ Nhà thơ nhớ đến những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng
+ Quay trở lại thực tại tràn ngập xót thương
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ là tâm sự thiết tha của một người chiến sĩ cách mạng đang sống trong hoàn cảnh tù đầy với nỗi niềm nhớ quê hương và niềm khát khao say mê cách mạng, tự do sâu sắc
Nghệ thuật
– Hình ảnh lựa chọn gần gũi, giản dị
– Giọng điệu da diết, khắc khoải
– Nghệ thuật điệp ngữ