/tmp/wtqqg.jpg
Nội dung bài viết
Bài viết chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1: từ đầu đến “một trăm năm”. Nhìn nhận, đánh giá mới về Nguyễn Đình Chiểu
– Đoạn 2: tiếp đến ” còn vì văn hay của ” Lục Vân Tiên”. Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. Thơ Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam bộ. “Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.
– Đoạn 3: phần còn lại. Khái quát một lần nữa về vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu với lịch sử, lịch sử văn học Việt Nam, bài học thời sự từ thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 1 (trang 53 sgk Văn 12 Tập 1):
– Luận điểm chính của bài viết:
+ Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
+ Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
+ Tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
– Cách sắp xếp các luận điểm có điểm đặc biệt là: Tác giả cho luận điểm về tác phẩm xuống cuối, đẩy cuộc đời và nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu lên trên, để khẳng định mục đích của bài viết là để khẳng định tên tuổi, con người của Nguyễn Đình Chiểu- một ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
Câu 2 (trang 53 sgk Văn 12 Tập 1):
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”, bởi:
– Những tác phẩm của ông còn ít người biết đến,
– Và nếu biết thì hiểu khá thiên lệch cả về nội dung và về văn.
Câu 3 (trang 54 sgk Văn 12 Tập 1):
Những “ánh sáng khác thường” được thể hiện rõ qua:
– Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ:
+ Cuộc sống: Ông xuất thân là một nhà nho nhưng sinh trưởng trong thời buổi đất nước lâm nguy, từ một nhà nhon ông trở thành một chiến sĩ yêu nước. Bị mù nhưng vẫn hoạt động yêu nước qua thơ văn.
+ Quan niệm sáng tác: Viết văn là một thiên chức, thơ văn là để chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.
– Thơ văn yêu nước:
+ Thơ văn yêu nước của ông làm sống lại phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
+ Nội dung: Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước; than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa dân.
– Truyện Lục Vân Tiên:
+ Đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người chính nghĩa.
+ Những nhân vật trong truyện dã cho ta thấy cả một xã hội: có người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian, nhưng họ đã đấu tranh không khoan nhượng chống gian dối, bất công và họ đã thắng.
+ Vì là truyện thơ Nôm nên tác phẩm với lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ.
Câu 4 (trang 54 sgk Văn 12 Tập 1):
– Bởi vì Nguyễn Đình Chiểu không đơn thuần chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một chiến sĩ hi sinh chiến đấu hết mình vì nghĩa lớn.
– Vượt lên trên hoàn cảnh mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu vẫn cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học và cả sự nghiệp cách mạng cho dân tộc. Vì thế khi ông mất, những con người ở quê hương ông đã đồng loạt để tang ông.
Câu 5 (trang 54 sgk Văn 12 Tập 1):
Bài văn nghị luận hấp dẫn, lôi cuốn vì:
– Các luận điểm xác đáng, chặt chẽ
– Tình cảm của người viết được thể hiện rõ qua sự trân trọng, tôn kính Nguyễn Đình Chiểu.
– Nhiều hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, đặc sắc.
Cần phải trình bày:
– Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:
+ Cuộc đời: nhấn vào sự kiện ông bị mù nhưng vẫn tích cực sáng tác thơ văn và cả sự nghiệp cách mạng.
+ Sự nghiệp thơ văn: chú ý tới các tác phẩm:Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc…
– Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” có một vị trí và vài trò quan trọng khi lần đầu tiên dựng lên một bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ trong nền văn học nước nhà:
+ Trước khi Thực dân Pháp sang xâm lược, họ cũng chỉ là những người nông dân chân chất, bình thường chỉ biết đến đồng ruộng “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”.
+ Thế nhưng khi đất nước lâm nguy, họ đã tự nguyện đứng lên và xả thân vì nghĩa lớn “thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ còn vinh, còn hơn chịu chữ đầu Tây, ở với man dị rất khổ”. Đó là tinh thần của thời đại, những con người thà chết vinh còn hơn sống nhục.
+ Sự hi sinh của họ trở thành bất tử, vì nghĩa lớn mà hi sinh nên họ luôn ở trong lòng mọi người dân Việt.