Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự ngắn nhất


Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

a, Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kỹ sư.

b, Người kể chuyện đồng thời là chính tác giả (ngôi thứ 3). Người kể vô nhân xưng.

c, Những câu “giọng cười như tiếc rẻ” “Những người con gái…” là nhận xét của lời người kể chuyện về nhân vật anh thanh niên. Người kể nhập vào anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ tình cảm của anh và nói hộ tiếng lòng của những người cùng hoàn cảnh.

d, Người kể chuyện tuy không xuất hiện nhưng lại có mặt hầu hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật vì người kể chuyện về kể, vừa tả, vừa nói hộ suy nghĩ, tình cảm cúa các nhân vật.

II. Luyện tập

Câu 2 (trang 194 sgk Văn 9 Tập 1): Người kể chuyện là nhân vật tôi – ngôi thứ nhất – chú bé Hồng.

– Ưu điểm:

+ Giúp người kể đi sâu được vào tâm tư, tình cảm.

+ Miêu tả trực tiếp diễn biến tâm lí trong tâm hồn nhân vật.

– Hạn chế;

+ Việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan.

Xem thêm:  Lối cấu trúc giả định được sử dụng trong bài thơ “Bài thơ số 28” nhằm mục đích gì?

+ Khó tạo ra cái nhìn đa chiều.

+ Dễ gây ra sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

Câu 3 (trang 194 sgk Văn 9 Tập 1): Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật để làm người kể chuyện.

Lưu ý: việc lựa chọn người kể chuyện cần chú ý đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu