/tmp/rqahw.jpg
Bố cục
3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến “chị rùng mình”): Giăng-van-giăng chưa mất hết uy quyền.
-Phần 2 (Tiếp theo đến “Phăngtin đã tắt thở”): Giăng-van-giăng đã mất hết uy quyền.
-Phần3: (Còn lại): Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền
Tóm tắt
Giăng-van-giăng vốn là một tên tù khổ sai, sau đó làm Thị Trưởng và đổi tên thành Ma-đơ-len để che đậy. Vì muốn cứu một nạn nhân mà Gia- ve bắt oan khi tưởng đó là Giăng-van-giăng,Giăng-van-giăng thật đã buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông đến từ giã Phăng – tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó. Đoạn trích đã kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Giave – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng ở phòng bệnh của Phăng – tin, trước sự chứng kiến của cô
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
Nhân vật Giang – van – giang | Nhân vật Gia – ve |
– Đối với Gia -ve – Lời nói nhẹ nhàng, điềm tĩnh để chị an lòng “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu” – GVG cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhẹ nhàng, không hề khiếp sợ. – GVG hạ giọng, nhún mình cầu xin cho Phăng-tin; muốn nói nhỏ, nói riêng với Giave để xin hắn cho 3 ngày tìm Cô-dét – Khi Phăng tin chết: |
– Đối với Giăng Van-giăng: – GV hét lên, giậm chân, nhìn trừng trừng, túm cổ áo GVG – Đối với Phăng-tin: quát tháo, lăng mạ – Khi Phăng tin chết – GV run sợ, khiếp sợ ”mắt không rời GVG” |
⇒ Nghệ thuật đối lập nhằm khắc họa rõ nét, chân thực nhất tính cách của 2 nhân vật
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
– Ở Gia- ve, tác giả sử một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ khiến chân dung Gia- ve hiện lên như một con chó giữ nhà trung thành của chính quyền tư sản nước Pháp đương thời
– Ở Giang-van-giang: quy chiếu về hình ảnh cửa một con người của tình thương, GVG là hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
– Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả
– Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: “trữ tình ngoại đề”
⇒ Tác dụng: bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm, làm nổi bật hình tượng GVG là con người của chủ nghĩa lãng mạn
+ “ Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”: chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp, cái thiện.
+ “giờ thì tôi thuộc về anh”: khi trở về hiện thực phũ phàng vẫn toát lên một sự thanh thản, tự do đến lạ thường
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
+ Nhân vật trung tâm là nhân vật đại diện cho lí tưởng, một nhân vật có vẻ đẹp hoàn hảo
+ Bút pháp lãng mạn chủ nghĩa
+ Hướng tới giải quyết mọi vấn đề bằng tình thương
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: thông qua ngôn ngữ và hành động
– Hành động trong đoạn trích:
+ Thấy Gia-ve, nàng che mặt lại và kêu lên sợ hãi
+ Chống hai bàn tay và cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, há miệng muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập
+ Hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước
+ Ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi nghoẹo xuống ngực, miệng há hốc, mắt mở to và lờ đờ
⇒ Phăng tin sợ hãi, đáng thương trước một Gia-ve độc ác, không có tình người
– Sức mạnh qua ngôn ngữ và hành động của Phăng tin là sức mạnh của tình yêu thương
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
Vai trò của Phăng-tin trong sự phát triển diễn biến cốt truyện
– Là nhân vật đóng vai trò trung gian đẩy cao mâu thuẫn giữa Giăng Van – giăng và Gia-ve, tạo điều kiện để hai nhân vật bộc lộ tính cách
– Là nhân vật giúp Vic-to Huy-gô gửi gắm tình yêu vào Giăng Van – giăng
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 80)
– Sự phân tuyến có nét gần gũi với văn học dân gian:
+ Các nhân vật phân chia thành hai phe thiện – ác
+ Cái thiện bao giờ cũng sẽ chiến thắng cái ác
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Thông qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tương tương phản, Huy –gô muốn gửi gắm tới bạn đọc thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai
Nghệ thuật
– Bút pháp lãng mạn
– So sánh kết hợp phóng đại và ẩn dụ
– Nghệ thuật đối lập tương phản: Gia-ve >< Phăng-tin, Gia-ve ><Giăng-van-giăng
– Đan xen bình luận ngoại đề.
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng hóa.