/tmp/cvaio.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 35 sgk Văn 6 Tập 1):
– Mỗi chú thích gồm 2 phần:
+ phần chữ đậm: từ.
+ phần chữ thường: giải thích nghĩa của từ.
Câu 2 (trang 35 sgk Văn 6 Tập 1):
– Phần chữ thường nói lên ý nghĩa của từ.
Câu 3 (trang 35 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.
Câu 2 (trang 35 sgk Văn 6 Tập 1):
– Chú thích từ “tập quán” được giải thích bằng cách đưa ra khái niệm mà từ biểu thị.
– Chú thích từ “nao núng”, “lẫm liệt” được giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa với những từ này.
Câu 1 (trang 36 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những từ được giải thích bằng cách đưa ra khái niệm như: trượng, tượng trời, tượng đất, phúc ấm, …
– Những từ được giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa: lẫm liệt, ghẻ lạnh, hoảng hốt,…
Câu 2 (trang 36 sgk Văn 6 Tập 1):
– Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– Học tập: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
Câu 3 (trang 36 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Câu 4 (trang 36 sgk Văn 6 Tập 1):
– Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
– Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.
– Hèn nhát: thiếu can đảm.
Câu 5 (trang 36 sgk Văn 6 Tập 1):
– “Mất” (theo cách giải nghĩa của Nụ): không biết ở đâu.
– “Mất” (hiểu theo nghĩa thông thường) là không còn được sở hữu, không thuộc về mình.