/tmp/fswcz.jpg
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
2. Đối tượng và nội dung của bài:
– Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học.
– Nội dung của bài nghị luận gồm giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
Câu 1 (trang 93 sgk Văn 12 Tập 1):
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
– Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:
– Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
– Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
• Trứơc CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
• Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù…) để chứng minh 2 nội dung:
• Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
• Tác dụng giáo dục con người.của văn học
c. Kết bài:
– Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
– Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+ Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+ Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
Câu 2 (trang 93 sgk Văn 12 Tập 1):
a. Mở bài:
– Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu
– Trích dẫn ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh về nội dung thơ của Tố Hữu
b. Thân bài:
– Giải thích câu nói: Hoài Thanh nội dung thơ cách mạng của Tố Hữu: nhà thơ con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc.
– Bình luận và chứng minh:
+ Đó là ý kiến đúng đắn.
+ Chứng minh qua các tập thơ của Tố Hữu:
• Tập thơ Từ ấy (1937- 1946), là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên đi theo ngọn cờ của Đảng.
• Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954), là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
• Tập thơ Gió lộng (1955- 1961), viết khi Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục chống Mĩ, thơ Tố Hữu dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao khi thấy miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn còn miền Nam là nỗi đau chia cắt.
• Hai tập thơ Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa (1972- 1977), đó là âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui thắng trận.
• Tập Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu khi đất nước đã hòa bình.
c. Kết bài:
– Khẳng định con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc.
– Điều đó làm nên thành công trong thơ Tố Hữu.