/tmp/yplam.jpg
Câu 1 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 1):
Tình huống để tác giả biểu hiện tình yêu quê hương trong văn bản này hoàn toàn khác với tình huống trong văn bản “Tĩnh dạ tứ”. Tác giả rơi vào tình cảnh trớ trêu (trên chính quê hương của mình nhưng bị coi là khách)., từ đó ông bày tỏ tình cảm ngậm ngùi, tình yêu quê thắm thiết của một người lâu ngày mới về thăm quê.
Câu 2 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 1):
Hai câu thơ đầu, tác giả đã dùng phép đối và cụ thể là tiểu đối.
– Thiếu (trẻ) >< lão (già).
– Tiểu (nhỏ) >< đại (to).
– Ly gia (xa gia đình) >< hồi (quay trở về).
– Giọng quê vẫn thế >< tóc đã khác
Tác dụng của phép đối:
– Nhấn mạnh quãng thời gian tác giả xa quê hương đã rất lâu, gần một đời người.
– Thông qua phép đối thể hiện tình cảm, tâm trí của tác giả dù trải qua rất nhiều năm tháng vẫn dành trọn vẹn cho mảnh đất quê hương (giọng quê vẫn thế).
Câu 3 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 1):
Phương thức biểu đạt | Tự sự | Miêu tả Biểu cảm | Biểu cảm qua tự sự | Biểu cảm qua miêu tả | |
Câu 1 | x | x | x | ||
Câu 2 | x | x | x |
Câu 4 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 1):
Biểu hiện tình quê hương ở hai câu thơ trên và hai câu thơ dưới khác nhau về giọng điệu.
Hai câu đầu:
– Giọng trầm buồn, ngậm ngùi của một người xa quê đã rất lâu, nay mới có cơ hội trở lại quê hương.
Hai câu sau:
– Giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng lại rất bi hài vì câu hỏi hồn nhiên của những đứa trẻ. Những câu hỏi đó không làm tác giả vui bởi có thể ông đã đi quá lâu khiến khi trở về không còn ai thân thích ở quê, đưa ông vào tình cảnh éo le: bị gọi là khách ngay chính trên quê hương của mình.
So sánh hai bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
Giống nhau:
– Đều sử dụng thể thơ lục bát.
– Dịch khá sát nghĩa bản phiên âm.
Khác nhau:
– Bản dịch của Trần Trọng San có thêm tiếng cười ở câu cuối.(Trẻ cười: “Khách ở xứ nào lại chơi”), giọng điệu cứng, cụt ngủn gây hụt hẫng.