/tmp/puvsw.jpg
Nội dung bài viết
1. Tác giả: Trần Đăng Khoa (1958).
– Viết về những cảnh vật và con người bình dị ,gần gũi với làng quê.
2. Tác phẩm: Sáng tác 1967 khi tác giả mới 9 tuổi. Là một cây bút thiếu nhi rât nổi tiếng.
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Bài thơ miêu tả cơn mưa mùa hạ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu → đầu tròn trọc lóc.
→ Quang cảnh lúc sắp mưa.
+ Phần 2: tiếp theo → cây lá hả hê.
→ Cảnh trong lúc mưa.
+ Còn lại: Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Thể thơ tự do với những câu thơ ngắn từ 1 – 4 chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a.
Cây cối/ loài vật | Trước cơn mưa | Trong cơn mưa |
---|---|---|
Cây mía Cỏ gà Bụi tre Hàng bưởi Cây dừa Ngọn mùng tơi |
múa gươm rung tai nghe gỡ tóc đu đưa bế con sải tay bơi nhảy múa |
Cây lá hả hê |
Mối Gà con Kiến Cóc Chó |
bay cao, bay thấp rối rít tìm nơi ẩn nấp hành quân |
Nhảy chồm chồm |
b. Phép nhân hóa sử dụng miêu tả thiên nhiên: ngoài các từ miêu tả trong bảng còn có Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận; Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười; … Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi, đa dạng như thế giới con người.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình ảnh con người ở đoạn cuối bài thơ.
– Hình ảnh: Người cha đi cày về hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng.
– Ẩn dụ khoa trương: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa → tầm vóc lớn lao, hiên ngang sánh với thiên nhiên vũ trụ.
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Học thuộc thơ
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Gợi ý:
– Nơi diễn ra trận mưa, em quan sát cùng ai? thời điểm mưa?
– Miêu tả chi tiết khung cảnh trước, trong và sau khi mưa: bầu trời, gió, âm thanh, cây cối, loài vật, con người, kỉ niệm đặc sắc,…
– Cảm nhận của em về trận mưa đó.