/tmp/hgnhu.jpg
1. (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 111)
* Đặc trưng của kịch:
– Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch: mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội con người
– Xung đột kịch: phản ánh tập trung xung đột của đời sống, là sự vận động, phát triển ngày càng gay gắt, quyết liệt, căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết
– Hành động kịch: Là sự tổ chức các tình tiết , sự kiện, biến cố trong cốt truyện với một trình tự lô-gic , chặt chẽ
– Nhân vật kịch: gồm chính- phụ, chính diện- phản diện…
– Ngôn ngữ kịch: thể hiện trong lời thoại mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao
– Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch
* Các kiểu loại kịch:
– Dựa trên nội dung, ý nghĩa của xung đột, kịch chia thành:
+Bi kịch
+ Hài kịch
+ Chính kịch
– Căn cứ theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:
+ Kịch thơ
+ Kịch nói
+ Ca kịch (tuồng, chèo, cải lương…)
*Yêu cầu về đọc kịch:
+ Đọc, tìm hiểu : tiểu dẫn, lời giới thiệu, chủ đề vở kịch, tóm tắt nội dung cốt truyện kịch, vị trí của đoạn trích.
+ Tập trung chú ý lời thoại để phát hiện : Hành động, nội tâm, tính cách nhân vật; Kịch tính của tác phẩm; Tính triết lí trong các lời thoại đặc biệt
+ Phát hiện, phân tích xung đột kịch, tính chất bi, hài của các xung đột đó
+ Khái quát chủ đề tư tưởng: xác định giá trị , ý nghĩa của tác phẩm kịch
2. (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 111)
* Đặc trưng của nghị luận:
– Bàn về cái đúng, cái sai, cái phải, cái trái, khẳng định hay bác bỏ điều này, điều kia để phát hiện, làm rõ chân lí
– Vấn đề trong văn nghị luận là một tình huống có vấn đề, một mâu thuẫn nhận thức cần giải quyết, một câu hỏi cần câu trả lời
– Vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…tác động vào lí trí, nhận thức, tâm hồn người đọc
– Ngôn ngữ trong văn nghị luận chính xác, chặt chẽ, rõ ràng và giàu hình ảnh, biểu cảm.
* Các kiểu loại nghị luận
– Căn cứ vào thời gian xuất hiện, tác giả:
+ Nghị luận dân gian: tục ngữ
+ Nghị luận trung đại : chiếu, cáo, hịch, biểu, thư dụ…
+ Nghị luận hiện đại: tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận…
-Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận:
+ Nghị luận xã hội- chính trị
+ Nghị luận văn học ( phê bình, nghiên cứu văn học, phân tích, bình giảng…)
*Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
– Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
– Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm, xác định mối quan hệ giữa chúng
– Tìm hiểu, đánh giá thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết
– Phân tích nghệ thuật lập luận
– Nêu khái quát giá trị tác phẩm nghị luận trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
– Rút ra bài học (nếu có)
Bài 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 111)
Trong vở kịch Rômeo và Juliet có mâu thuẫn giữa hai nhân vật chính với dòng họ của mình, hai nhân vật nảy sinh tình yêu trong hoàn cảnh dòng tộc hai nhà có sự đối đầu gay gắt, chính điều này tạo xung đột kịch.
Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 111)
– Cấu trúc lập luận rõ ràng: Bố cục gồm đoạn mở: 1,2 trình bày sự ra đi của Mác; đoạn thân 3,4,5,6 nêu lên ba cống hiến vĩ đại của Các Mác và đoạn cuối cùng đánh giá tổng quát những cống hiến của Mác với lịch sử nhân loại.
– Cách lập luận: Nghệ thuật so sánh tầng bậc, tăng tiến:
+ Nội dung đoạn sau, tức cống hiến sau có giá trị cao hơn đoạn trước
+ Giữa các đoạn có các câu nối thể hiện ý so sánh: “ Nhưng không phải…mà thôi!”
-Vừa khẳng định, ngợi ca, đồng thời cũng bày tỏ niềm xót thương, kìm nén