/tmp/povvk.jpg
Bố cục: 2 phần
Phần 1 (10 câu đầu): cảnh Mã Giám Sinh đến nhà Kiều
Phần 2 (còn lại): cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 1 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 1):
Ngoại hình và tính cách của Mã Giám Sinh:
– Ngoại hình:
+ Diện mạo: trau chuốt một cách thái quá “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” → một kẻ trai lơ, đỏm dáng.
+ Ăn nói cộc lốc, mập mờ nhằm che giấu hành tung, lai lịch thật của mình.
+ Cách đi lại ồn ào, láo nháo, vô tổ chức.
→ Thông qua các từ ngữ miêu tả trực tiếp bằng cử chỉ, hành động mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ giả dối, vô văn hóa được che đậy bởi vẻ ngoài bảnh bao, lịch sự.
– Tính cách:
+ Là một kẻ bất nhân, dửng dưng trước nỗi đau của Kiều.
+ Coi tài, sắc, nhân phẩm của Kiều như một mín hằng để kiếm lời.
+ Mua bán sành sỏi, tỉ mỉ, keo kẹt: “kì kèo bớt một thêm hai…” hiện rõ y là một tên buôn người nhẫn tâm, đê tiện.
→ Mã Giám Sinh là hiện thân của xã hội đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm và quyên sống của con người.
Câu 2 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 1):
– Thúy Kiều hiện lên với tình cảnh tội nghiệp: đang sống trong cảnh “tướng rủ màn che” để rồi phải bán mình chuộc cha: trở thành món hàng cho bọn buôn người.
– Nỗi lòng Kiều đau đớn, tái tê:
+ Nỗi đau đớn cho thân phận và cảnh gia đình.
+ Lo lắng khi rơi vào tên Mã Giám Sinh và dự cảm được tai họa sắp xảy đến.
+ Xấu hổ ê chề khi nhân phẩm bị chà đạp, vùi dập.
– Hành động bán mình chuộc cha của Kiều là tự nguyện, Kiều chịu đựng nỗi đau khổ ấy bằng cách câm lăng chứng tỏ nàng là một người giàu đức hi sinh.
Câu 3 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 1):
Qua đoạn trích, Nguyễn Du bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giam sinh cũng như lên án các thế lực bạo tàn chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.