/tmp/wdbqm.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 97 sgk Văn 10 Tập 1):
a. – Các đoạn văn trên đã thể hiện đúng như dự kiến của tác giả.
Giống nhau | Khác nhau | |
Nội dung | Đều mô tả hình ảnh khu rừng xà nu. |
– Đoạn mở đầu: Mô tả hình ảnh khu rừng xà nu đang anh dũng che chở cho làng trước bom đạn kẻ thù. – Đoạn kết thúc: Mô tả hình ảnh khu rừng xà nu vươn mình sinh sôi, không ngừng phát triển, bất chấp những vết thương. |
Giọng điệu | Trân trọng, yêu mến xen lẫn xót xa. |
– Đoạn mở đầu: giọng xót xa là giọng chủ đạo. – Đoạn kết thúc: Giọng tự hào, ngợi ca là giọng chủ đạo. |
b. Tác giả Nguyên Ngọc đã viết đoạn văn theo kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng cùng một biểu tượng ở đoạn mở đầu và đoạn kết thúc, tạo nên kết nối về mặt logic cốt truyện cũng như ý nghĩa biểu tượng cho bài văn.
Câu 2 (trang 98 sgk Văn 10 Tập 1):
a. – Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự, vì đoạn văn này chứa đựng một sự kiện tự sự: Chị Dậu dẫn đầu bà con nông dân đi phá kho thóc, lật đổ chính quyền áp bức.
– Đoạn văn này thuộc phần kết của “truyện ngắn”.
b. Đoạn văn thành công ở việc kể lại những chi tiết, diễn biến của sự kiện tự sự được nêu ra, tuy nhiên, tính liên kết của đoạn văn còn thấp vì vậy nội dung của đoạn văn có phần còn rời rạc.
Có thể viết tiếp vào chỗ /…/ như sau:
– Chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên, một đoàn người đang đi tới.
– Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt, chị nhìn kĩ khuôn mặt từng người đang đứng đây.
Câu 3 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1):
– Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó. Khi viết, người viết phải chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.
Câu 1 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Đoạn trích trên kể sự việc Phương Định – một cô gái của tổ trinh sát mặt đường – đang làm nhiệm vụ phá bom. Đoạn trích thuộc phần giữa, trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
b.- Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.
→ Ngôi kể bị thay đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
→ Sửa lại: Phương Định dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.
– Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.
→ Ngôi kể bị thay đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
→ Cô nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.
c. Khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự phải chú ý tới ngôi kể. Ngôi kể trong văn bản tự sự phải phù hợp, thống nhất từ đầu tới cuối.
Câu 2 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1):
Cô gái trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu vì gia đình sắp đặt mà phải chia tay mối tình thanh mai trúc mã của mình để về làm vợ người khác. Trên đường đến nhà chồng, cô vẫn quyến luyến, xót xa không thôi với mối tình sâu nặng từ thuở nhỏ. Cô vừa bước đi nhưng lại vừa ngoảnh lại ngoái trông, tìm kiếm bóng hình chàng trai. Cô gái đau khổ ấy chần chừ, nấn ná, không muốn rời khỏi nơi này. Cô tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón, mòn mỏi chờ đợi bóng hình quen thuộc mà cô luôn mong nhớ. Khi chàng trai mà cô yêu thương tới, cô liền bẻ lá xanh cho anh ngồi lại cạnh mình. Hành động gấp gáp, không một giây chần chừ ấy thể hiện tình cảm sâu nặng, khó phai giữa hai người.
Qua bài học, học sinh hiểu được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự theo đúng yêu cầu, có hiệu quả biểu đạt cao.