/tmp/skhnw.jpg
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu đối với làng quê Việt Nam
2. Thân bài
– Giới thiệu về con trâu: trâu là loại động vật thuộc họ bò, phân bộ (nhai lại), thuộc lớp thú có vú.
– Nguồn gốc:
+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy, thuần hóa.
+ Trải qua một thời gian dài thuần hóa, trâu rừng đã trở thành vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam.
– Đặc điểm cơ thể:
+ Thân hình: trâu Việt Nam có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm.
+ Màu sắc: da dày, lông dưới cỗ và đầu sương ức.
+ Đuôi trâu: dài, luôn phe phẩy như quạt để đuổi ruồi.
+ Tai trâu: to, vểnh lên, thính.
+ Mắt: to, lồi ra.
+ Chân: to, chắc nịch, đủ sức chống đỡ cả thân hình vạm vỡ.
+ Sừng: hình cong lưỡi liềm, nhọn, được coi như là vũ khí tự vệ.
+ Răng: to, không có hàm dưới, chỉ có hàm trên dùng để gặm cỏ.
– Quá trình sinh trưởng, phát triển:
+ Khi trâu sinh ra, tên gọi là Nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng từ 22 – 25 kg, sinh trưởng rất nhanh.
+ Trâu trưởng thành đẻ khoảng 5 – 6 nghé, mỗi lứa đẻ một con.
– Công dụng của trâu
– Bạn của nhà nông.
– Đối với kinh tế:
+ Cung cấp thịt, sữa
+ Đồ sừng làm sản phẩm mĩ nghệ, da trâu làm trống.
– Đối với đời sống văn hóa, tinh thần:
+ Trâu trong lễ tế thần, đâm trâu.
+ Trâu lễ vật trọi trâu
+ Lễ rủ đồng.
+ Biểu tượng cho sức mạnh: Biểu tượng Sea game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+ Trâu đi vào văn chương nghệ thuật: mang nét đặc trưng của vùng quê nông nghiệp.
3. Kết bài
– Con trâu là con vật gắn bó với con người Việt Nam.
– Cuộc sống hiện đại, máy cày bừa thay thế bóng dáng con trâu.
– Giữ gìn bản sắc con trâu Việt Nam.
Có thể tham khảo đoạn văn: Con trâu trong một số lễ hội.
Lễ hội chọi trâu là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc. Trâu được chọn là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, hàm đen, ức rộng, cổ tròn, lừng dày, phẳng. Đặc biệt sừng trâu phải đen, mắt trâu phải đen, tròng đỏ. Trường đấu thường là những bãi đất rộng, nơi có không gian rộng để trâu được thoải mái chiến đấu. Bước vào cuộc thi đấu, hai con trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, xung quanh trường đấu mọi người hò reo, cổ cũ cho trâu của mình thật hào hứng, sôi nổi. Trâu chiến thắng là trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Kết thúc lễ hội, người ta đem trâu về làm lễ tế thần. Một số nơi ở nước ta có tục chọi trâu: Đồ Sơn (Hải Phòng), Hải Lựu (Lập Thạch – Vĩnh Phúc). Trâu trở thành biểu tượng không chỉ cho sức mạnh của Việt Nam mà còn gần gũi với các nước Đông Nam Á – quê hương của cây lúa nước.