/tmp/wsoxb.jpg
Gợi ý: lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về chiếc nón.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón.
2. Thân bài
– Hình dáng chiếc nón: hình chóp nhọn hay hơi tù.
– Cấu tạo: Nón lá gồm phần nón và phần quai.
– Vật liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón.
+ Lá cọ, lá dừa để lợp nón.
+ Nứa rừng làm vòng nón.
+ Dây cước để khâu nón.
+ Đồ trang trí, dây buộc nón…
– Quy trình làm nón:
+ Để có được lá đẹp, người thợ phải chọn lá non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, rồi “ủi” (là) nhiều lần cho phẳng. Sau đó, cắt chéo góc những lá nón đã được chọn, dùng chỉ cắt thật chặt những đầu lá vừa cắt chéo.
+ Vành nón làm bằng những thanh tre khô nhỏ vuốt tròn (thường 16 vành), rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau, xếp cách đều nhau trên khung.
+ Đặt lá lồng khung rồi dàn đều sao cho khít khung nón.
+ Dùng chỉ hoặc dây cước khâu chặt lá vào khung.
+ Trang trí: nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ.
+ Quai nón được làm bằng dây hoặc cái loại vải mềm.
– Các loại nón: có nhiều loại nón: nón quai thao, nón Huế (nón bài thơ), nón Gò Găng (nón ngựa), nón dấu (của lính thời xưa)…
– Công dụng của nón lá:
+ Nón dùng để che nắng, che mưa, dùng làm quạt mát.
+ Để làm duyên cho các thiếu nữ, làm đạo cụ để biểu diễn nghệ thuật.
+ Trong nghệ thuật: nón lá đi vào trong thơ ca, nhạc họa.
3. Kết bài: khẳng định giá trị của nón lá.