/tmp/kmgqp.jpg
Câu (trang 11 sgk Văn 9 Tập 2):
Câu 1 (trang 11 sgk Văn 9 Tập 2): Đọc đoạn trích
a. Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.
b. Tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp để nói lên mấu chốt của thành đạt
Câu 2 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn
Hiện nay có rất nhiều học sinh học bài qua loa, đối phó, không học thật sự. Vậy, như thế nào là học qua loa, đối phó? Đó là học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, kiểm tra, và thường không hiểu những gì mình học. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát.
Học sinh hiện nay thường làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém.
Chính vì thế khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu, chữ thầy lại trả thầy.
Câu 3 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Bàn về đọc sách
Sách là tinh hoa đúc kết tri thức của toàn nhân loại. Mỗi quyển sách đều là một kho tàng kiến thức cung cấp cho độc gia tri thức về một lĩnh vực nhất định. Đọc sách là con đường quan trọng để tiếp cận tri thức, đi đến học vấn. Đọc sách giúp ta tích lũy kiến thức, mở mang trí óc, nâng cao những kiến thức đã học. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tìm hiểu các tri thức về khoa học. Tuy nhiên, mỗi quyển sách lại mang tri thức khác nhau, người đọc tùy theo mục đích mà lựa chọn sách phù hợp với bản thân, tránh tình trang đọc tràn lan, đọc thừa, đọc nhưng không thể tiếp thu. Sách cùng là một phương thức giúp con người giải trí, giảm stress, thư giãn hơn. Sách là kho tàng kiến thức bổ ích, chính vì vậy mà chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.
Câu 4 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn
Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Con người muốn hoàn thiện mình thì phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy được. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tình thần quý báu của loài người. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là hành trang chuẩn bị cho cuộc sống. Để đọc sách có hiệu quả thì trước tiên, chúng ta phải biết lựa chọn sách để đọc. Bởi lẽ, hiện nay, sách được phát hành tràn lan, không có chọn lọc thông tin, nội dung, kiến thức, vì vậy mà không tránh khỏi trường hợp thông tin bị loãng, không chính xác, không hợp chuẩn, người đọc không tiếp thu được hết thông tin, lãng phí thời gian không cần thiết. Độc giả không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Khi đọc sách, độc giả không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm. Không nên đọc sách một cách tràn lan, mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
“Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách, bàn về phương pháp đọc sách.