/tmp/qdbqz.jpg
Câu 1 (trang 122 sgk Văn 8 Tập 2):
a. Trật tự từ trong câu thể hiện:
– Trật tự trước sau của các công việc cần phải làm.
– Tầm quan trọng của sự việc.
b. Trật tự trong câu thể hiện:
– Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn
– Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương.
Câu 2 (trang 122 sgk Văn 8 Tập 2): Các cụm từ được đặt ở đầu câu chủ yếu là nhằm mục đích tạo thành phép lặp với câu đứng trước để liên kết câu.
Câu 3 (trang 123 sgk Văn 8 Tập 2): Hiệu quả của trật tự từ trong những câu in đậm:
a. Nhấn mạnh, tô đậm vào những hình ảnh của người hoặc của cảnh vật trong câu thơ: lom khom, lác đác.
Nhấn mạnh tâm trạng của con người: nhớ nước, thương nhà.
b. Nhấn mạnh hình ảnh rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của rừng núi Tây Bắc.
Câu 4 (trang 123 sgk Văn 8 Tập 2):
Câu a động từ “trịnh trọng” đứng sau “Bọ Ngựa”, câu b động từ “trịnh trọng” đứng trước “Bọ ngựa”.
– Điền câu b vào chỗ trống là hợp lí hơn vì:
+ Thích hợp với mạch kể của câu đứng trước.
+ Có sự lặp lại các từ ngữ cuối câu đứng trước với đầu câu đứng sau tạo được sự liên kết cho đoạn văn (một anh bọ ngựa – người ngợm anh bọ ngựa này).
+ Từ “trịnh trọng” đứng trước thể hiện được thái độ xuất hiện của đối tượng Bọ Ngựa.
Câu 5 (trang 124 sgk Văn 8 Tập 2):
– Các cách sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm:
+ Cây tre xanh, nhũn nhặn, can đảm, thủy chung, ngay thẳng.
+ Cây tre nhũn nhặn, thủy chung, can đảm, ngay thẳng, xanh.
+ Cây tre can đảm, ngay thẳng, xanh, nhũn nhặn, thủy chung.
+…
– Tác giả lựa chọn trật tự “Tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm” vì:
+ Phù hợp với thứ tự các luận điểm của bài, phản ánh được những phẩm chất đáng quý của cây tre đúng thứ tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.
+ Đi từ phẩm chất bên ngoài vào phẩm chất bên trong.
Câu 6 (trang 124 sgk Văn 8 Tập 2): Đoạn văn
a. Lợi ích của đi bộ với sức khỏe
Đi bộ rất có ích cho sức khỏe. Đi bộ sẽ khiến cơ bắp dẻo dai, hệ hô hấp được cải thiện. Đi bộ cũng như một hình thức thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, khí huyết lưu thông. Đi bộ khiến mồ hôi thoát ra còn có tác dụng giảm cân, giải độc. Như vậy cần đi bộ thường xuyên vào sáng sớm hoặc buổi tối để tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể lực.
b. Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế
Đi bộ không chỉ có ích cho sức khỏe mà còn giúp ta mở rộng hiểu biết thực tế. Đi bộ sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với thiên nhiên, con người một cách kĩ càng, tỉ mỉ hơn, như vậy chúng ta sẽ có hiểu biết sâu hơn. Đi bộ khiến chúng ta có thời gian dừng lại bất cứ đâu mà ta thích, tìm hiểu bất cứ thứ gì chúng ta thấy thú vị. Đi bộ mất thời gian khiến chúng ta có thể suy nghĩ được nhiều hơn, đưa ra những đánh giá, chiêm nghiệm chính xác hơn về cuộc sống. Như vậy đi bộ sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết về thực tế.
⇒ Cách sử dụng từ ngữ trong cả 2 đoạn văn trên: Đặt từ “đi bộ” lên đầu câu tạo nên những câu cùng cấu trúc cú pháp, nhấn mạnh vào vấn đề định nói.