/tmp/wrnti.jpg
Bố cục
• 4 phần
+ Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai
+ Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc
+Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước
+ Hai câu kết: Tư thế, khát vọng buổi lên đường
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 5)
• Vài nét về bối cảnh:
+ Khi hội Duy Tân được thành lập
+ Hạn chế về con đường cứu nước của phong trào Cần Vương đã được nhìn nhận rõ
+ Phong trào Đông Du được nhen nhóm, tạo điều kiện mở ra những điểm mới trong con đường cứu nước
Câu 2 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 5)
Tư duy mới mẻ và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng được biểu lộ:
• Quan niệm mới mẻ về chí làm trai: đã là đấng nam nhi phải sống với khát vọng và mong muốn làm nên điều kì lạ.
• Ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc: Cá nhân cần ý thức được và có trách nhiệm gánh vác những trong trách của thời cuộc, có khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng, trí tuệ cho đời.
• Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Đất nước đã rơi vào tay giặc nên ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước: “sống thêm nhục ⇒ Người cách mạng tiếp thu tư tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
• Khát vọng hành động và tư thể buổi lên đường: Tư thế hiên ngang, với khát vọng mong muốn sánh ngang tầm vũ trụ, không chịu trói buộc.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 5)
• Hai câu 6 và 8 ở bản dịch thơ chưa thoát ý, chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa so với nguyên tác vì:
+ Thái độ của Phan Châu Trinh đối với những điều xưa cũ (câu 6) và khi lên đường (câu 8) trong nguyên tác rất mạnh mẽ và quyết liệt, dứt khoát
+ Bản dịch thơ không thể hiện được điều đó
Câu 4 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 5)
• Sức lôi cuốn của bài thơ có được do:
+ Bài thơ mang tâm huyết của người chí sĩ tài năng
+ Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của nhà chí sĩ cách mạng
+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy ⇒ phù hợp với tâm thế của nhiều nhà yêu nước
Hai câu thơ cuối bài thơ Xuất dương lưu biệt đã khắc họa tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhà chí sĩ cách mạng thông qua những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc. Những hình tượng kì vĩ được sử dụng “trường phong” – ngọn gió dài và lớn, “thiên trùng bạch lãng” – ngàn lớp sóng bạc, đây là những hình ảnh của vũ trụ. Việc sử dụng những hình ảnh như vậy nâng vị thế và tầm vóc của người cách mạng với ý chí lớn lao, không chịu bó mình trong vòng kiểm tỏa. Chính điều đó khiến tư thế lên đường trở nên hiên ngang với mong muốn , khát vọng vươn tới tầm vũ trụ.
Giá trị nội dung, nghệ thuật:
Nội dung
• Đây là bài thơ thất ngôn bát cú khắc họa thành công vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của một nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kì XX, đó là:
+ Vẻ đẹp của tư tưởng mới mẻ, táo bạo, vượt ngoài vòng kiểm tỏa, khuôn khổ lễ giáo đương thời.
+ Vẻ đẹp của lòng yêu nước nhiệt huyết cùng khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước trong buổi đầu lên đường
Nghệ thuật
• Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
• Giọng thơ chân thành, tâm huyết, câu cảm thán được sử dụng
• Đối cân chỉnh
• Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp hùng tráng, mang đậm chất sử thi cổ điển.