/tmp/ronun.jpg
– Phần 1 (8 câu đầu): Hành động gây tội ác của Trịnh Hâm
– Phần 2 (còn lại): Vân Tiên được gia đình ông Ngư cứu giúp
Câu 1 (trang 121 sgk Văn 9 Tập 1):
Chủ đề đoạn trích: nói lên sự đối lập giữa cái thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
Câu 2 (trang 121 sgk Văn 9 Tập 1):
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại Lục Vân Tiên:
– Hãm hại một con người tội nghiệp, bị mù, không nơi nương tựa.
– Hành động của hắn có sự tính toán kỹ lưỡng:
+ Không gian: giữa trời nước mênh mông.
+ Thời gian: giữa đêm khuya khi mọi người ngủ yên trên thuyền.
+ Hành động xô ngã bất ngờ, khiến Lục Vân Tiên không kịp kêu cứu.
+ Giả bộ kêu cứu, bịa đặt kể lể nhằm che đậy tội ác của mình.
→ Trịnh Hâm là kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
⇒ Nhận xét: Với cách sắp xếp tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị.
Câu 3 (trang 121 sgk Văn 9 Tập 1):
* Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện:
– Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên:
+ Khẩn trương, ân cần, tích cực cứu giúp Lục Vân Tiên:
” Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
+ Biết tình cảnh khốn khó của Vân Tiên, ông sẵn sàng cưu mang chàng.
+ Không tính toán đến ơn cứu mạng với Vân Tiên.
⇒ Tấm lòng nhân ái, bao dung độ lượng của ông đối lập với bản chất xấu xa, độc ác của Trịnh Hâm
– Cuộc sống lao động của ông Ngư:
“Rày roi mai vịnh vui vầy
—- Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
→ Lời thơ thanh thoát, giản dị, hình ảnh thơ đẹp gợi cho chúng ta thấy một cuộc sống thanh bạch, tự do, tự tại, vui say, hòa hợp với thiên nhiên.
* Đoạn thơ chính là tiếng lòng của nhà thơ, là khát vọng về một cuộc sống đẹp của con người.
Câu 4 (trang 121 sgk Văn 9 Tập 1):
Rày roi mai vịnh vui vầy
—-
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
Đây là đoạn thơ cuối của đoạn trích nói về cuộc sống của Ngư ông. Ngôn ngữ thơ đẹp, ý thơ phóng khoáng. Hình ảnh thiên nhiên với những vịnh, dọi, chích đầm, bầu trời, gió trăng… mà ở đó con người được hòa mình với thiên nhiên, sống tự do, tự tại. Đoạn thơ chính là sự hóa thân của tác giả để nói lên khát vọng sống cao đẹp của mình.
Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật ông Tiền, ông Quán… được xếp vào cùng một loại với ông Ngư. Họ đều là những người lao động nghèo khổ nhưng có lối sống thanh cao của những nhà ẩn sĩ, hết lòng cứu giúp người khác, ung dung, tự tại vui vầy với cuộc sống, thiên nhiên. Qua đó chúng ta cũng thấy được thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân lao động về một cuộc sống đẹp, lối sống đáng mơ ước của con người.