/tmp/aodeo.jpg
– Các câu văn trong hai đoạn (1) và (2) đều giới thiệu nhân vật một cách trực tiếp. Câu văn giới thiệu thường dùng từ “có”, “là”:
+ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương.
+ Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
+ Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
– Đoạn văn (3) dùng những từ sau để kể những hành động của nhân vật: đến, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa, gọi gió, dâng nước sông, đánh.
– Các hành động này tăng dần theo mức độ.
– Kết quả là: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
– Lời kể trùng điệp như vậy tạo nên ấn tượng mạnh cho người đọc. Người đọc cảm thấy hồi hộp, chờ đợi xem không biết có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
– Mỗi đoạn văn đều diễn tả những ý nghĩa khác nhau:
+ Đoạn (1) kể lại chuyện vua Hùng kén rể. Điều này được thể hiện trong câu “muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
+ Đoạn (2) giới thiệu về Sơn Tinh và Thủy Tinh: “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh…Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.”
+ Đoạn (3) Thủy Tinh nổi giận, đòi cướp lại Mị Nương: “đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.”
+ Người ta gọi đó là câu chủ đề vì thông qua những câu này người ta nắm được nội dung chính của toàn đoạn văn.
– Người kể đã dẫn từng bước các ý phụ như sau:
+ Đoạn (1): “Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương.”
+ Đoạn (2): “Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.”
+ Đoạn (3): “Thần hô mưa gọi gió…biển nước.”
+ Các ý phụ này có dụng ý dẫn dắt vào ý chính đồng thời giải thích cho ý chính trở nên rõ nghĩa hơn.
– Viết đoạn văn nêu ý chính:
+ Đoạn văn về Thánh Gióng: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Ngựa sắt phun lửa, Thánh Gióng phi ngựa đến nơi có giặc, quân giặc chết như ngả rạ.
+ Đoạn văn về Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc giàu y đức, hết lòng vì người bệnh, không kể giàu nghèo sang hèn. Một lần, ông chuẩn bị đi xem bệnh cho con một nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông bèn hoãn lại việc đến nhà quý tộc để dành thời gian chữa bệnh luôn cho cậu bé nhà nghèo.
Câu 1 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Đoạn văn này nói về việc Sọ Dừa đến nhà phú ông để làm việc và cậu chăn bò rất giỏi.
– Câu chủ đề ” Cậu chăn bò rất giỏi.”
– Những câu sau nhằm giải thích, bổ sung rằng cậu chăn bò giỏi như thế nào (con nào con nấy đều no căng,..)
b, Đoạn văn nói về việc hai cô chị thì hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô Út hiền lành là đối xử tốt với chàng.
– Câu chủ đề: “Hai cô chị ác nghiệt…tử tế.”
– Câu trước trong đoạn văn giúp tác giả dân gian dẫn đến kết luận của câu chủ đề.
c, Đoạn văn nói về tính trẻ con của cô bán hàng.
– Câu chủ đề: “Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.”
– Câu trước câu chủ đề có nhiệm vụ giới thiệu, những câu sau giải thích cho câu chủ đề.
Câu 2 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu a sai vì thứ tự các sự việc diễn ra không logic, mạch lạc.
– Câu b đúng vì các sự việc diễn ra rất logic, hợp lí.
Câu 3 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu giới thiệu các nhân vật:
+ Thánh Gióng là tráng sĩ dẹp giặc Ân ở đời Hùng Vương thứ sáu, chàng được phong là Phù Đổng Thiên Vương.
+ Lạc Long Quân là một vị thần nòi rồng sống ở vùng đất Lạc Việt.
+ Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần là một vị thần nhà nông.
+ Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc vô cùng y đức, luôn dốc lòng vì các bệnh nhân mà không hề phân biệt giàu nghèo.
Câu 4 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1): Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng đánh trận:
Gióng mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Chàng cầm roi sắt vung lên, ngựa hí vang xông thẳng vào chiến trận. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân giặc, giết hết lớp này đến lớp khác. Thế trận đang thắng, bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ tre bên đường làm vũ khí đánh giặc. Thấy thế, quân giặc sợ hãi giẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy.