/tmp/pbbab.jpg
Câu 1 (trang 43 sgk Văn 9 Tập 2): Đoạn văn bàn về vấn đề người nghệ sĩ phản ánh thực tại trong tác phẩm.
Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản.
Câu 2 (trang 43 sgk Văn 9 Tập 2): Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống.
– Nội dung chính của câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ.
– Nội dung chính của câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của người nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.
Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ, được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.
Câu 3 (trang 43 sgk Văn 9 Tập 2): Mối quan hệ trong đoạn văn
– Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
– Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào;
– Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại = cái đã có rồi, nghệ sĩ = anh;
– Dùng quan hệ từ: nhưng.
Câu 1 (trang 44 sgk Văn 9 Tập 2): Chủ đề đoạn văn là khẳng định tư chất trí tuệ, đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới.
– Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh và triển khai chủ đề chung này.
– Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện được mạch phát triển lập luận: khẳng định thế mạnh – chỉ ra nhược điểm – đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm.
Câu 2 (trang 44 sgk Văn 9 Tập 2): Các phép liên kết trong đoạn văn:
– Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới = Bản chất trời phú ấy
– Nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn – ấy là
– Lặp: lỗ hổng – lỗ hổng này; sự thông minh (câu 1) – trí thông minh (câu 5).