/tmp/fmzzb.jpg
a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần
Mở bài: Từ đầu đến “bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”: Kể và tả khái quát về ngày sinh nhật.
Thân bài: Tiếp theo đến “chỉ gật đầu không nói”: Kể về lí do đến muộn và món quà sinh nhật độc đáo của bạn.
Kết bài: Phần còn lại.
b) – Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
– Người kể chuyện là Trang, ngôi thứ nhất.
– Chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buối tối sinh nhật. Khi mọi người đã đến chúc mừng sinh nhật Trang, chỉ thiếu mỗi Trinh.
– Trong truyện có những nhân vật: Trang, Trinh, Thanh.
– Câu chuyện diễn ra như sau: Trong buổi sinh nhật Trang, mọi người đã đến nhưng Trinh chưa đến, Trang ban đầu có ý trách sau chuyển sang lo lắng cho bạn. Thực chất Trinh bị hỏng xe nên phải đi bộ, khi đến Trinh đã tặng Trang một món quà sinh nhật đặc biệt đã chuẩn bị từ rất lâu.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp khi miêu tả buổi sinh nhật, tâm trạng của Trang khi Trinh chưa đến. Tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực và giàu cảm xúc hơn.
c) Những nội dung trên được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian từ trước đến sau.
Câu 1 (trang 95 sgk Văn 8 Tập 1): Dàn ý của văn bản “Cô bé bán diêm”
a) Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của cô bé và khung cảnh đêm giao thừa.
b) Thân bài:
– Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé
+ Quẹt diêm lần thứ nhất em thấy lò sưởi.
+ Quẹt diêm lần thứ hai em thấy bàn ăn thịnh soạn.
+ Quẹt diêm lần thứ ba em thấy cây thông No-en.
+ Quẹt diêm lần thứ tư em được gặp bà.
+ Em quẹt cả bao diêm để được ở bên bà mãi mãi.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen với nhau qua mỗi lần mộng tưởng của cô bé.
c) Kết bài
– Cô bé bán diêm đã lên thiên đường cùng với bà của mình.
– Tác giả thương cho cô bé, mong cô bé có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một thế giới khác.
Câu 2 (trang 95 sgk Văn 8 Tập 1): Dàn ý cho đề bài “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
a) Giới thiệu người bạn tuổi thơ của em, và kỉ niệm với người bạn đó làm em nhớ mãi.
b) Thân bài
– Tình huống nhớ lại kỉ niệm: Khi đã trưởng thành đi đường tình cờ gặp bạn ấy
– Kỉ niệm xúc động và nhớ mãi: Hồi còn học chung, em đã bị đau chân không thể đi học được, hôm đó có một bài kiểm tra rất quan trọng. Bạn đã chạy đến nhà và cõng em đi học, bất chấp trời mưa gió.
– Nhờ có bài kiểm tra đó mà em được gọi vào đội tuyển,…
– Lúc đó em đã rưng rưng xúc động,.
c) Kết bài
– Sự tốt bụng của bạn ấy làm em trân trọng và nể phục.
– Em mong muốn tình bạn của chúng em kéo dài mãi.