/tmp/euqop.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Làng (trích)
– Phần 1: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nhận được tin làng theo giặc.
– Phần 2: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nhận được tin cải chính.
Câu 1 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
* Tình huống truyện: Ông Hai là người luôn hãnh diện về làng chợ Dầu của mình, nghe phải tin đồn làng theo giặc từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
→ Tình huống thắt nút câu chuyện một cách tự nhiên, bất ngờ, căng thẳng, đầy kịch tính.
* Tác dụng:
– Tạo nên cuộc xung đột nội tâm, góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng nhân vật.
– Góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm.
Câu 2 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
– Tâm trạng ông Hai khi nghe phải tin đồn:
+ Ông bàng hoàng, sững sờ : “Cổ ông nghẹn cứng hẳn lại .. không thở được”, về nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ trẻ tủi thân, đau đớn, niềm tin, nỗi ngờ vực giằng xé…
+ Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
+ Tâm sự với con để vơi đi nỗi buồn đau, giãi bày lòng mình.
– Tâm trạng ông Hai khi nhận được tin cải chính: Ông Hai hoàn toàn thay đổi:
+ Nét mặt trở nên vui tươi rạng rỡ.
+ Hành động móm mém nhai trầu, cặp mắt hung đỏ hấp háy, lật đật chạy đi khoe, múa tay lên để khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi…”
→ Lời cải chính như phép hồi sinh đối với ông.
* Ông Hai là một người yêu “làng chợ Dầu” của mình tha thiết, dù có đi tản cư nhưng ông vẫn luôn dõi theo làng. Bởi thế khi nghe tin làng mình theo giặc ông Hai thấy đau đớn, tủi hổ.
Câu 3 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
Trong tâm trạng buồn khổ mà không biết tâm sự cùng ai, ông Hai chỉ còn biết trò trò chuyện với đứa con út để vơi đi nỗi đau, giãi bày lòng mình. Qua đó, có thể thấy được tấm lòng thủy chung, một lòng đi theo kháng chiến, ủng hộ chính sách cụ Hồ. “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…”.
Tình tình yêu làng và tình yêu nước trong nhân vật ông Hai có sự gắn bó bền chặt. Từ tình yêu làng ông trở thành người nông dân nặng lòng với đất nước, với kháng chiến. Khi đứng trước thử thách, sự lựa chọn, ông đã đặt tình yêu nước lên hàng đầu. Và rồi khi nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng vô bờ bởi tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn bó, hòa vào một.
Câu 4 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
Tác giả rất am hiểu tâm lí của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê. Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện từ ngoại hình, cử chỉ đến ngôn ngữ, hành động, quá trình chuyển biến râm trạng nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật mang tính khẩu ngữ, gần gũi đều là lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của một người nông dân gắn bó tha thiết với làng quê, thành tâm với cách mạng, kháng chiến.
Câu 1 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm khi nói về tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2 (trang 174 sgk Văn 9 Tập 1):
Những truyện ngắn hay bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước:
Quê Hương – Đỗ Trung Quân, Quê hương – Tế Hanh,…
Nét riêng của truyện Làng – Kim Lân:
– Tình yêu làng không chung là trở thành niềm say mê, hãnh diện.
– Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước thống nhất với tinh thần háng chiến của cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.
Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai – người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời kỳ đầu chống Pháp.