/tmp/eayaq.jpg
Nội dung bài viết
Một số dạng đề có thể ra cho học sinh như sau:
Câu 1: ( 1 điểm)
Tục ngữ là gì? Chép thuộc lòng 02 câu tục ngữ mà em thích nhất.
Câu 2: ( 1 điểm)
Trong văn bản ” Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, tác giả đã quan niệm nguồn gốc cốt yếu của văn chương nghư thế nào? Hãy tìm một số tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh?
Câu 3 : (1 điểm )
Giá trị nhân đạo và những thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện ngắn ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Câu 4 : (1 điểm )
Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
” Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rộn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè…hương hoa ngào ngạt.
Câu 5: (1 điểm )
– Câu chủ động là gì?
– Đặt 01 câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động tương ứng?
Câu 6: ( 5 điểm)
Giải thích câu tục ngữ ” Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Hướng dẫn đáp án
Câu 1: ( 1 điểm)
-Trình bày được khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. ( 0,5 điểm)
– HS Chép thuộc lòng 02 câu tục ngữ mà em thích nhất. ( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 1 điểm) Văn bản ” Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh:
– Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ( 0,5 điểm)
– Tác phẩm chứng minh văn chương nhân ái : Những câu hát về tình cảm gia đình; những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; những câu hát than thân,… ( 0,5 điểm)
Câu 3 : ( 1 điểm ) Truyện ngắn ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
– Giá trị nhân đạo: Đồng cảm với tình cảnh khó khăn, vất vả một mình đối mặt với thiên tai của người nông dân trong xã hội xưa. ( 0,5 điểm)
– Những thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện ngắn ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn: tương phản và tăng cấp. ( 0,5 điểm)
Câu 4 : (1 điểm )
Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
+ Đã có những đêm xanh.
+ Những buổi sáng hồng.
+ Ong vàng và bướm trắng.
+ xôn xao.
+ Rộn ràng.
Câu 5: ( 1 điểm )
– Câu chủ động : Là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người , vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động). ( 0,5 điểm)
– Học sinh đặt 01 câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động tương ứng. ( 0,5 điểm)
Giải thích câu tục ngữ ” Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
a / Yêu cầu chung:
– Viết bài văn nghị luận giải thích có bố cục đủ ba phần.
– Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ; sử dụng luận cứ phù hợp, tiêu biểu.
b/. Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài: (0,5 điểm)
– Những phương diện làm nên giá trị con người : phẩm chất, hình thức.
– Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu : ” Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
* Thân bài: (4 điểm)
– Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ như thế nào?
+ Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật;phẩm chất của con người.
+ Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức , vẻ bề ngoài của con người.
=> Nước sơn đẹp nhưng gỗ không tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; con người cũng cần cái nết , phẩm chất chứ không phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
– Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
+ Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất , nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
+ Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. người có phẩm chất tốt luôn đuộc mọi người yêu mến , kính trọng.
– Cần hành động như thế nào?
+ Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
+ Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
– Liên hệ : ” Cái nết đánh chết cái đẹp”.
* Kết bài: (0,5 điểm)
– Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
– Cần hài hòa hai mặt nội dung , hình thức.
c/ Chú ý :
– Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc …) vẫn cho điểm tối đa.
– Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm, chú ý đến kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí.
– Cần có sự khuyến khích đối với những bài làm có hình thức trình bày tốt.