/tmp/rjldu.jpg
Câu 1 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):
– Tình hình lịch sử, xã hội 1945-1975: diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:
+ Cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp (1945- 1954), đế quốc Mĩ (1954- 1975)
+ Sau cuộc chiến tranh chống Pháp, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chống Mĩ
– Tình hình văn hóa: giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.
Câu 2 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):
– Văn học Việt Nam từ 1945- 1975 phát triển qua 3 chặng:
+ Từ năm 1945- 1954
+ 1955- 1964
+ 1965- 1975
– Những thành tựu chủ yếu:
+ Chặng 1:
• Truyện ngắn và kí: có những tác phẩm tiêu biểu: kí sự Một lần tới Thủ đô, Trận phố ràng của Trần Đăng; truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân…
• Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc với các tác giả như Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Tố Hữu..
• Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, ..
• Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chặng này chưa phát triển nhưng đã có một vài tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.
+ Chặng 2:
• Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề của hiện thực đời sống với các tác giả như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng..
• Thơ: phát triển mạnh mẽ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận..
• Kịch: cũng có 1 số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ Chặng 3:
• Văn xuôi: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu,…
• Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Tập thơ của Tố Hữu, và thế hệ các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…
• Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận
• Nghiên cứu, phê bình văn học: có những tác giả nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh..
Câu 3 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):
Những đặc điểm cơ bản của văn học từ 1945- 1975 là:
– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
– Nền văn học hướng về đại chúng
– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Câu 4 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):
Lí do phải đổi mới:
– Đất nước đã hòa bình, bước sang một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do. Yêu cầu văn học phải thay đổi để phản ánh một cuộc sống mới.
– Điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng trên thế giới.
Câu 5 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):
Những thành tựu của nền văn học 1975- hết thế kỉ XX:
– Thơ: với các tác giả như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo..
– Văn xuôi: nhiều khởi sắc hơn thơ: vớ các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…với các tác phẩm được xem như hành trình nhận thức lại văn học
– Kịch: phát triển mạnh mẽ như các tác phẩm của Lưu Quang Vũ..
– Lí luận, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi, đã cho ta thấy mối quan hệ hai chiều giữa văn nghệ và kháng chiến:
– Kháng chiến là đối tượng, là chất liệu cho văn nghệ phản ánh
– Nhưng chính văn nghệ cũng đem lại cho cuộc sống kháng chiến có thêm động lực.