/tmp/neqfp.jpg
Câu (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
Câu 1 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
+ Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: lão phu – ông già, ưu dân – thương dân, địa phận – vùng đất, không phận – vùng trời, (tăng) thiết giáp – (xe tăng) bọc thép,…
+ Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố: Thích phóng – phóng thích, chính đại quang minh – quang minh chính đại,…
Câu 2 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2): Những ưu điểm của chữ quốc ngữ:
– Theo hệ thống chữ cái La-tinh đơn giản, chỉ gồm hơn 20 chữ cái, dễ dàng ghi nhớ và học thuộc.
– Chữ quốc ngữ có hình thức đơn giản nên mang tính phổ cập cao, dễ lưu truyền.
– Giữa cách viết và cách đọc của bảng chữ cái này có tính phù hợp nhất định nên có thể dễ dàng ghép vần và đọc chữ,
Câu 3 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: laser – la de (tia la de); container – công-ten-nơ, sin, cô-sin, cô-tang, véc-tơ
+ Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt: bội, ước, biến trở, bán dẫn, đại ý, (đường) trung trực, bán kính, phân giác,…
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt trên cơ sở dịch ý hoặc sao phỏng: cát xê, cà phê, bu-gi,…
Học sinh nắm được hai điểm căn bản sau:
– Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành phát triển của dân tộc Việt Nam, nguồn gốc của tiếng Việt với những đặc trưng riêng.
– Nguyên nhân sự thay thế của chữ Quốc ngữ cho hệ thống chữ Nôm và ưu điểm, tính năng của chữ Quốc ngữ.