/tmp/nsywa.jpg Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng ngắn nhất


Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 6 Tập 1):

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tưởng

– Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”:

      Một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ngồi than thở với nhau rằng, họ phải làm việc quần quật cả ngày, chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Trong lúc đó, lão Miệng lại chẳng phải làm gì chỉ ngồi ăn không, được sống cuộc sống hưởng thụ sung sướng. Và họ quyết định sẽ đình công không làm việc nữa để xem lão Miệng sẽ sống sót như thế nào. Thế rồi, chỉ chưa đầy một ngày cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân và bác Tai đều cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Lão Miệng cũng có chung cảm giác ấy. Khi đó tất cả đã hiểu ra rằng, lão Miệng cũng chẳng sung sướng như họ nghĩ. Từ đấy, cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai và lão Miệng cùng chung sống hòa thuận với nhau.

– Trong truyện này, các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra việc Tay, Chân, Tai, Mắt, Miệng là những bộ phận của con người nhưng chúng biết nói chuyện, biết than thở và biết đến cả tị nạnh, muốn đòi hỏi sự công bằng.

– Như vậy, trong câu chuyện này chi tiết “Tay, Chân, Mắt, Miệng, Tai” là những bộ phận của con người, đây là chi tiết có thật. Tuy nhiên, những bộ phận này biết nói chuyện với nhau chính là chi tiết tưởng tượng.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 6 Tập 1):

– Qua hai câu chuyện trong sách chúng ta nhận ra rằng khi kể chuyện một câu chuyện tưởng tượng tức là: người kể sáng tạo ra những yếu tố tưởng tượng dựa trên những cái có thực và mang một ý nghĩa cụ thể. Chính yếu tố tưởng tượng ấy đã tạo nên sự thú vị, hấp dẫn cho câu chuyện.

Luyện tập

Câu 1 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

– Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về cuộc giao chiến.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân năm 2022

      + Ngày xưa, có một cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy lại người mà mình yêu thương.

      + Cho đến nay, là thế kỉ XXI rồi những cuộc giao chiến ấy vẫn con đang diễn ra mỗi lần đến dịp.

– Thân bài:

      + Sơn Tinh luôn luôn chủ động chuẩn bị ứng phó với Thủy Tinh.

      + Do ăn ở hiền lành và có các mối quan hệ tốt nên Sơn Tinh được trung tâm khí tượng thông báo về khả năng Thủy Tinh sẽ dâng nước vào thời điểm nào.

      + Lường trước được tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sơn Tinh đã tổ chức một cuộc họp bàn để lập kế hoạch và chuẩn bị phương án tác chiến.

      + Đúng như dự báo, Thủy Tinh đã dâng nước lên rất cao, gây ra mưa lũ trên diện rộng.

      + Thấy vậy, Sơn Tinh nhanh chóng dùng điện thoại để chỉ huy quân tướng từ xa trong việc chống lại Thủy Tinh, cứu người dân vùng lũ đến được với nơi an toàn.

      + Với sự nhanh trí, Sơn Tinh huy động rất nhiều xe lội nước, máy bay trực thăng để cứu viện cho vùng bị lũ.

      + Hai bên giao đấu rất lâu.

      + Cuối cùng với bao sự nỗ lực của Sơn Tinh thì nước cũng rút.

      + Cảnh quan sau lũ hoang tàn…

– Kết bài:

      + Tuyên truyền và kêu gọi mọi người cùng chung tay với Sơn Tinh để chống lũ.

      + Luôn luôn có một niềm tin bất diệt vào sức mạnh cũng như sự thông minh của con người.

Câu 2 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài:

– Hồi còn nhỏ, tôi vô cùng thích được nghe bà ngoại kể chuyện những câu chuyện cổ tích về những người tài của đất nước. Nhân vật mà tôi ấn tượng nhất chính là Thánh Gióng – vị dũng sĩ đánh tan giặc Ân ở thế kỉ thứ sáu.

– Sau bài học về truyền thuyết “Thánh Gióng”, đêm hôm ấy tôi đã nằm mơ được gặp ngài.

b. Thân bài:

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về người ông kính yêu năm 2021

– Quang cảnh khi được gặp Thánh Gióng:

      + xung quanh tôi được bao bọc bởi những lớp mây mù dày đặc.

      + thấp thoáng trong làn mây ấy hiện lên những rặng tre ngà rất đẹp.

– Miêu tả Thánh Gióng:

      + Tôi chợt thấy sao cảnh ở đây quen thuộc quá vậy.

      + Xuất hiện một dáng người rất cao, to và đang tiến dần về phía tôi. Chao ôi, tôi nhận ra ngay lập tức đó chính là chàng Gióng trong truyền thuyết đây mà. Tuyệt vời quá.

      + Thánh Gióng khoác trên người bộ áo giáp sắt, mũ sắt và tay còn cầm một cây roi bằng sắt nữa. Nhìn toát lên một vẻ hùng dũng lạ thường.

– Cuộc trò chuyện của em với Thánh Gióng:

      + Thánh Gióng và tôi cùng nói chuyện và chia sẻ với nhau rất thân mật giống như những người bạn đã thân từ lâu ý.

      + Lúc đầu, tôi hơi sợ nhưng chỉ thoáng qua thôi. Ngay sau đó, tôi đã mạnh dạnh bày tỏ tình cảm và niềm hâm mộ của mình với Gióng.

      + Gióng tâm sự rằng để chiến thắng giặc Ân, chàng đã phải thường xuyên luyện tập, bền bỉ học hỏi binh pháp quân lính. Ngài khuyên em hãy chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, phải biết thực hiện hóa ước mơ của mình để giúp ích cho bản thân cho đất nước.

      + Em còn chưa kịp cảm ơn thì Ngài chợt biến mất trong làn mây mờ ảo. Chính lúc ấy em đã choàng tỉnh giấc.

c, Kết bài:

– Tôi cảm thấy vui và sung sướng lắm khi được gặp Thánh Gióng trong giấc mơ.

– Tôi tự nhắc nhở bản thân mình phải thực hiện hóa những điều mà Gióng nhắc nhở.

Câu 3 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài:

– Giới thiệu về câu chuyện xảy ra.

– Khi xảy ra chuyện đấy, em cảm thấy như thế nào?

b, Thân bài:

– Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

– Lỗi lầm của em đã gây ra hậu quả như thế nào?

– Sau khi trải qua, em cảm thấy như thế nào?

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” trong bài thơ “Từ ấy” đối với người chiến sĩ và nhà thơ Tố Hữu

c, Kết bài:

– Suy nghĩ của em sau mắc lỗi sai và cách mà em sửa lỗi như thế nào?

Câu 4 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài: giới thiệu chung vấn đề cần đưa ra.

– Vào một hôm đang chuẩn bị đi học, tôi chợt nghe thấy tiếng xì xào ở góc nhà. Tiến lại thì hóa ra ở đó đang có một cuộc tranh cãi rất kịch liệt giữa xe máy, xe đạp và ô tô.

b, Thân bài:

– Tôi hỏi lí do tại sao chúng lại phải cãi nhau.

– Thế là chúng bắt đầu phàn nàn, kể lể:

      + Lần lượt từng xe kể lể công và tác dụng của mình.

– Thấy thế, tôi liền phải đưa lí do can ngăn.

c, Kết bài:

– Thật may, khi chúng hiểu chuyện. Vì thế, từ đó không còn xuất hiện cuộc so bì, cãi nhau nữa.

Câu 5 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài: giới thiệu chung về vấn đề cần giới thiệu

– Thời gian trôi qua thật nhanh. Vậy là đã mười năm kể từ ngày tôi ra trường. Thế hệ học sinh của chúng của tôi khi đó, giờ đây đều đã trưởng thành. Nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi đã cùng nhau trở về thăm lại trường cũ và các thầy cô giáo. Mọi kí ức như ùa về sau như thuở năm xưa.

b, Thân bài

– Nhân dịp 20/11: chúng tôi cùng nhau về thăm lại trường cũ, để gặp lại thầy cô và bạn bè.

– Con đường đến trường ngày nào, nay đã khác rất nhiều.

– Ngày hôm ấy, mọi thứ xung quanh đều rất lạ: từ bầu trời, cây cối, …

– Ngôi trường mà tôi học hồi ấy bây giờ khang trang quá: cổng trường, sân trường, lớp học, cây cối, …

– Thầy cô và bạn bè của tôi cùng có những thay đổi bởi dấu vết của thời gian.

c, Kết bài:

– Nêu cảm xúc của em khi được về thăm trường cũ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu