/tmp/vkzsu.jpg
Câu 1 (trang 14 sgk Văn 10 Tập 1):
a.
– Nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần và các bô lão.
– Mối quan hệ: vua nhà Trần (bề trên) – các bô lão (quần thần, người phò tá giúp đỡ vua).
b.
– Các nhân vật lần lượt đổi vai: trong lượt nói đầu tiên và lời nói thứ ba, vua trần là người nói, các bô lão và người nghe; trong lượt nói thứ hai và thứ tư, các bô lão là người nói và vua Trần là người nghe.
– Người nói thực hiện hành động phát vấn, đặt câu hỏi, người nghe thực hiện hành động đáp lời: Vua Trần hỏi có nên đánh lại quân Mông Cổ hay không, các bô lão trả lời là “Đánh”.
c. Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng, vào thời kì nhà Trần, khi quân Mông Cổ kéo quân xâm lược nước ta.
d. Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc kế sách ứng phó với quân Mông Cổ.
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp: Tiến công đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc. Mục đích giao tiếp này đã đạt được.
Câu 2 (trang 15 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Các nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả bài viết, người có vốn hiểu biết sâu rộng, có trình độ chuyên môn về văn học.
+ Người học: học sinh lớp 10.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, diễn ra trong lớp học.
c. Nội dung giao tiếp: thuộc lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học sử, về tổng quan nền văn học Việt Nam, bao gồm những bộ phận và tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
d. Mục đích giao tiếp:
→ Đối với người viết: cung cấp tri thức về tổng quan nền văn học Việt Nam cho học sinh.
→ Đối với người đọc, người học: hiểu biết thêm về tổng quan nền văn học Việt nam.
e. Đặc điểm về ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: dùng nhiều ngôn ngữ thuộc ngành văn học, có kết cấu rõ ràng, bao gồm những mục lớn nhỏ mạch lạc, có nhấn nhá, điểm diện.
Qua bài học này, học sinh rút ra được những kiến thức sau:
+ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…
+ Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình diễn ra trong quan hệ tương tác: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
+ Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.