/tmp/bgwsb.jpg
Câu 1 (trang 72 sgk Văn 9 Tập 1):
Bố cục đoạn trích: 3 phần
– Phần 1 (từ đầu đến năm mậu thân): Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tẩm quan, thân chinh cầm quân đánh giặc.
– Phần 2 (tiếp đến nỗi kéo vào thành): cuộc hành binh thần tốc và đại phá quân Thanh.
– Phần 3 (còn lại): số phận của quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống.
Câu 2 (trang 72 sgk Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung
– Nguyễn Huệ hiện lên:
– Là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, làm việc có chủ đích: trong một thời gian ngắn làm được bao nhiêu việc để chuẩn bị cho cuộc tấn công.
– Nhà lãnh đạo chính trị, ngoại giao, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+ Trong việc quyết định lên ngôi vua.
+ Trong việc nhìn nhận, phân tích tình hình thời cuộc,
+ Trong việc xét đoán, nhìn người.
– Có tầm nhìn chiến lược, tài dùng binh như thần.
– Nổi bật nhất là hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận
+ Là một vị tổng chỉ huy trực tiếp dẫn đầu đạo quân chủ lực làm nên chiến thắng liên tiếp, áp đảo quân thù.
+ Hình ảnh nổi bật như một tượng đài với tư thế lẫm liệt oai phong của người anh hùng trong chiến trận.
Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả là nguồn cảm hứng sử thi. Đó là cảm hứng ngợi ca, hình ảnh vua Quang Trung
– Nguyễn Huệ tiêu biểu cho truyền thống anh hùng dân tộc.
Câu 3 (trang 72 sgk Văn 9 Tập 1):
– Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh:
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…
+ Quân sĩ “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều…”
→ Là một lũ ham sống, sợ chết.
– Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước:
+ Khi nghe quân Tây Sơn tới nơi, vội “đưa thái hậu ra ngoài”, luôn mấy ngày không kịp ăn, cướp thuyền dân để qua sông”…
+ Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở. Oán giận chạy nước mắt”.
→ Một hài kịch đầy ngậm ngùi, một nỗi nhục của vương triều nhà Lê.
* Ngòi bút miêu tả hai cuộc tháo chạy:
– Cuộc tháo chạy của quân tướng Nhà Thanh được miêu tả với nhịp nhanh, mạnh hối hả, hả hê trước sự thảm hại của bọn cướp nước.
– Cuộc tháo chạy của vua Lê Chiêu Thống được miêu tả sau, với nhịp văn chậm hơn, tỉ mỉ hơn, giọng văn ngậm ngùi, xót xa trước sự thảm hại của vương triều nhà Lê.
* Có sự khác biệt qua hai cách miêu tả hai cuộc tháo chạy: Kẻ thù chính của dân tộc là quân Thanh còn bè lũ vua lê Chiêu Thống chỉ là “bù nhìn”, là tay sai cho chúng. Hơn nữa các tác giả đều là những bề tôi cũ của nhà Lê nên không tránh khỏi sự ngậm ngùi, chua xót của tác giả trước sự sụp đổ của vương triều.
Câu 4 (trang 72 sgk Văn 9 Tập 1):
Nghệ thuật trần thuật đặc sắc:
+ Lối trần thuật chân thực, tỉ mỉ, khái quát.
+ Lối văn trần thuật vừa nghiêm túc vừa có chút hài hước: ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, tranh nhau qua cầu,…
Cuộc chiến công thần tốc đại phá quân thanh được xem như một bản anh hùng ca về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trong khi quân giặc đông dày dặn kinh nghiệm, vua Quang Trung chẳng những tin tưởng vào thắng lợi mà còn cầm chắc chiến thắng. Ông chọn đúng thời điểm mấy ngày tết Kỉ Dậu, quân Thanh với bản tính kiêu căng, chủ quan với thắng lợi bước đầu hả hê rượu chè hưởng lạc. Với tài chỉ huy thao lược Quang Trung chia quân tiến đánh từ nhiều ngả, cả thủy lẫn bộ, trong đó có những đội quân ngựa, quân voi. Đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, đánh tan quân giặc khiến chúng bỏ chạy toán loạn, tướng giặc sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chạy thẳng về nước.
Đoạn trích tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống bằng giọng kể linh hoạt, khách quan, bút pháp biên niên sử.