/tmp/zfskd.jpg
Nội dung bài viết
Bài viết chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “không làm đến mức cao nhất”): Vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia và ân huệ của nước nhà đối với những bậc hiền tài.
+ Phần 2 (đoạn còn lại): Ý nghĩa, ích lợi của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và cả đời sau.
Câu 1 (trang 32 sgk Văn 10 Tập 2): Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đất nước có nhiều người tài đức thì mới phát triển thịnh vượng và ngược lại, nếu đất nước không có người tài đức, đất nước sẽ suy vong (nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp).
Câu 2 (trang 32 sgk Văn 10 Tập 2): Việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ có tác dụng:
+ Đối với đương thời: khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết gắng sức giúp vua, biết tự trọng tấm thân để ra sức báo đáp ân huệ của quốc gia, kẻ ác thì lấy đó làm rang, người thiện thì theo đó cố gắng
+ Đối với các thế hệ sau: làm tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo, rèn giũa bản thân góp sức củng số mệnh mạch cho nước nhà.
Câu 3 (trang 32 sgk Văn 10 Tập 2): Từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ, ta có thể rút ra bài học lịch sử về cách răn dạy con người của người đời xưa:
+ Phải biết trọng dụng, coi trọng người tài đức.
+ Người tài đức luôn luôn được coi trọng, ngợi ca.
+ Phải nêu lên những tấm gương tốt để làm gương cho xã hội trong hiện tại và cả tương lai, khiến cho những người xấu cảm thấy hổ thẹn mà thay đổi bản thân đồng thời tạo ra động lực cố gắng cho những người còn thiếu sót.
Câu 4 (trang 32 sgk Văn 10 Tập 2): Sơ đồ kết cấu bài văn bia.
Sau bài học, học sinh nhận ra được ý nghĩa của việc rèn luyện tri thức, đạo đức: có tri thức, có đạo đức thì dù là ở đâu khi nào cũng sẽ đều được coi trọng, được ca ngợi.