/tmp/npgqe.jpg
1.
Mục đích/ Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Hỏi | – | – | – | – | – |
Trình bày | + | + | + | – | – |
Điều khiển | – | – | – | + | + |
Hứa hẹn | – | – | – | – | – |
Bộc lộ cảm xúc | – | – | – | – | – |
2.
Mục đích/ Kiểu câu | Nghi vấn | Cầu khiến | Cảm thán | Trần thuật |
Hỏi | + | – | – | – |
Trình bày | – | – | – | + |
Điều khiển | – | + | – | – |
Hứa hẹn | – | + | – | – |
Bộc lộ cảm xúc | – | – | + | – |
Câu 1 (trang 71 sgk Văn 8 Tập 2): Những câu nghi vấn có trong bài Hịch tướng sĩ và mục đích nói của từng câu là:
– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
→Mục đích: Khẳng định không thể vui vẻ được.
– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?
→Mục đích: Khẳng định không thể không vui vẻ được.
– Vì sao vậy?
→Mục đích: Nêu vấn đề để giải thích.
– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?
→Mục đích: khẳng định sự nhục nhã, đớn hèn, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục, không lo trừ hung và không chịu đôc binh sĩ luyện tập theo sách Binh thư yếu lược.
Câu 2 (trang 71 sgk Văn 8 Tập 2): Những câu trần thuật với mục đích cầu khiến:
a)
– Hễ còn một tên xâm lược … quét sạch nó đi.
– Quân và dân miền Bắc … miền Nam ruột thịt.
→Tác dụng:
– Như những lời bộc lộ, tâm sự, giãi bày.
– Thể hiện được sự gần gũi của lãnh tụ với nhân dân.
b)
– Điều mong muốn cuối cùng … sự nghiệp Cách mạng thế giới.
→Tác dụng:
– Thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc Bác ra đi.
– Như những lời bộc lộ tâm sự, nguyện vọng của Bác đối với Đảng, với nhân dân.
Câu 3 (trang 72 sgk Văn 8 Tập 2): Các câu có mục đích cầu khiến:
– Song, anh có cho phép em mới dám nói.
→Nhân vật hỏi khiêm nhường, nhã nhặn.
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
→Nhân vật là bề trên, hách dịch.
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một ngách sang bên nhà anh…
→Nhân vật yếu thế, cầu xin nhã nhặn, lịch sự.
– Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.
→Lời mắng nhiếc thể hiện tính hống hách, huênh hoang.
Câu 4 (trang 72 sgk Văn 8 Tập 2): Có thể dùng các cách hỏi: b, e
Câu 5 (trang 73 sgk Văn 8 Tập 2): Chọn ý c